27/11/19
Đừng lợi dụng tôn giáo làm điều trái đời, ngược đạo
Những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các tôn giáo ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những chức sắc, tín đồ chân chính tu hành đúng giáo lý, giáo luật; còn có một số người lợi dụng tôn giáo để thực hiện những hành vi đi ngược với giáo lý của tôn giáo và đạo lý của dân tộc Việt Nam, trái với quy định của pháp luật. Hành vi của số người này đã làm mất thanh danh của tôn giáo, gây bức xúc trong xã hội.
Những việc làm trái đời, ngược đạo
Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định: “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật” (Điều 3), đồng thời khẳng định các hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo bị nghiêm cấm: “Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội (TTATXH), môi trường; xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân” và “lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi” (Điều 5). Tuy nhiên, thời gian qua, bất chấp pháp luật, đã có một số chức sắc, tín đồ lợi dụng chính tôn giáo xâm phạm an ninh chính trị, TTATXH, vi phạm đạo đức, vi phạm giáo lý, giáo luật và đi ngược với truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Vụ việc xảy ra tại chùa Ba Vàng (Uông Bí, Quảng Ninh) mà báo chí phản ánh về việc tổ chức "giải oan gia trái chủ", “chữa bệnh nhờ thỉnh vong”, "trả nợ cho vong" thu hàng trăm tỷ đồng, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã kết luận: Việc tổ chức lễ "giải oan gia trái chủ", “chữa bệnh nhờ thỉnh vong”, "trả nợ cho vong" bằng tiền hoặc lao động không công tại chùa là không đúng với nghi lễ Phật giáo truyền thống, làm tổn thương đến thanh danh Giáo hội, đến Tăng đoàn.
Nói đến một số vụ việc phức tạp ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự xảy ra ở các tỉnh miền Trung thời gian vừa qua, dư luận nhắc nhiều đến vị giám mục Nguyễn Thái Hợp, nguyên giám mục giáo phận Vinh (hiện nay là giám mục giáo phận Hà Tĩnh). Vị này được giao cai quản giáo phận Vinh từ năm 2010 đến 2018. Sau 8 năm thực thi nhiệm vụ, giáo phận Vinh do vị này quản lý từ vùng đất bình yên trở thành “điểm nóng” về an ninh trật tự, thường xuyên xảy ra các vụ vi phạm pháp luật. Giám mục này nhiều lần chẳng những không ngăn cản mà còn để một số chức sắc, giáo dân nơi đây trở thành những người “vô luật”, chống đối chính quyền. Các vị linh mục dưới quyền quản lý như Đặng Hữu Nam (Quản xứ Phú Yên, Quỳnh Lưu, Nghệ An), Lê Công Lượng (Quản xứ Xuân Kiều, Nghi Lộc, Nghệ An)… đã kích động, lôi kéo một bộ phận tín đồ, chức sắc, nhân dân tham gia biểu tình gây rối, đập phá tài sản, cản trở giao thông, bắt giữ người trái pháp luật, tấn công người thi hành công vụ; thậm chí có linh mục còn nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, kích động bạo lực, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Mới đây nhất, nhân vụ việc 39 người Việt tử vong trong container ở Vương quốc Anh, trên trang facebook cá nhân, linh mục Đặng Hữu Nam đã có nhiều bài viết, bài nói và việc làm xuyên tạc Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng. Vị linh mục này đổ lỗi cho Đảng, Nhà nước gây ra nghèo đói, khiến người dân phải bỏ đất nước ra đi kiếm sống… Vị này còn phát lên trang cá nhân những clip truyền giảng trong giáo đường với ngôn từ tục tĩu, kích động, thậm chí xuyên tạc cả tôn giáo khác. Những lời nói lộng ngôn, coi thường đạo lý và những hành động ngông cuồng của số chức sắc nêu trên không chỉ vi phạm pháp luật Việt Nam mà còn vi phạm nghiêm trọng giáo lý, giáo luật của Công giáo.
Biến mình thành một lực lượng chính trị là sai giáo luật Công giáo
Nhắc đến giáo xứ Thái Hà (Hà Nội), người ta nghĩ ngay đến linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong. Năm 2016, thay vì rao giảng đạo đức, răn dạy những điều hay lẽ phải, khuyên bảo giáo dân “sống phúc âm trong lòng dân tộc” thì vị linh mục này lại lợi dụng các bài giảng thánh lễ để rao giảng những lời lẽ xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc Chủ tịch Hồ Chí Minh, kích động giáo dân chống đối Đảng, Nhà nước, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo. Chính vị này đã nhiều lần kích động đòi chính quyền địa phương trả các khu đất cho cơ sở tôn giáo mà không có căn cứ pháp lý.
Cần khẳng định rằng, bản chất của tôn giáo chân chính là luôn hướng con người đến chân-thiện-mỹ, tức là đến những giá trị tốt đẹp nhất của con người. Đức Phật, Đức Jesus hay Đức Chúa Trời... không bao giờ răn dạy các tín đồ của mình phải làm điều ác, trái với đạo đức, luân thường, đi ngược lại với các quy định của pháp luật. Các đức tin của các tôn giáo đều có chung khát vọng dẫn đường cho con người tu tập, thực hành giáo lý, xây dựng cuộc sống hạnh phúc, xã hội phồn vinh, hướng con người đến với sự tốt đẹp, sống đoàn kết, lương thiện và thương yêu nhau.
Giáo luật Công giáo khẳng định: “Không biến mình thành một lực lượng chính trị vì như thế là sai với bản chất và sứ mạng của Giáo hội”. Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhấn mạnh: “Mục đích của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là điều hòa, hợp nhất các tổ chức, hệ phái Phật giáo Việt Nam cả nước để hộ trì hoằng dương phật pháp và tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, phục vụ dân tộc, góp phần xây dựng hòa bình, an lạc cho thế giới”. Tuy nhiên, số chức sắc, tín đồ vì lợi ích cá nhân hay số linh mục, giáo dân cực đoan, quá khích, vì động cơ chính trị không trong sáng mà có hành vi làm trái lời dạy của các đức tin trong tôn giáo của họ, đi ngược lại những giá trị đạo đức, nhân văn của dân tộc Việt Nam, chống lại chính dân tộc mình, chống lại chính người thân của họ.
Hãy hổ thẹn và biết sửa mình
Một số người làm sai như trên thật sự là những "con sâu làm rầu nồi canh". Nhìn tổng thể thì nhiều năm vừa qua, tín đồ, chức sắc chân chính của các tôn giáo ở Việt Nam đã, đang đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quyên góp hàng nghìn tỷ đồng xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Qua các phong trào này đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu là tăng ni, phật tử có thành tích xuất sắc được Đảng, Nhà nước tặng thưởng các phần thưởng cao quý, như: Sư thầy Thích Thanh Sơn (chùa Vạn Thọ, TP Hồ Chí Minh) đã khám, chữa bệnh miễn phí cho hàng nghìn người nghèo; sư thầy Thích Thiện Chiếu (chùa Kỳ Quang II, TP Hồ Chí Minh) nuôi dạy hàng trăm trẻ em mồ côi, chất độc da cam, cấp thuốc miễn phí cho hàng nghìn lượt bệnh nhân nghèo; ông Đoàn Văn Hổ (Trưởng ban Trị sự Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh Biên, An Giang) quyên góp hàng tỷ đồng xây cầu, xóa đói, giảm nghèo; xây nhà cho người nghèo; bà Nguyễn Thị Lan (75 tuổi, giáo dân ở Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) đã quyên góp xây dựng hàng chục căn nhà tình nghĩa; trao hàng nghìn suất học bổng tặng các học sinh nghèo...
Các vị chức sắc, tín đồ làm điều sai trái cần cảm thấy hổ thẹn với những tấm gương chức sắc, tín đồ chân chính đang ngày đêm nỗ lực thực hành giáo lý, giáo luật, đóng góp công sức, tiền của nhằm xây dựng xã hội ngày càng tươi đẹp, phồn vinh hơn.
Cần khẳng định rằng, Nhà nước Việt Nam tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người dân nhưng cũng nghiêm cấm việc lợi dụng hoạt động tôn giáo để lừa đảo, mua chuộc, dụ dỗ, xâm hại đến quyền và lợi ích của công dân, gây ảnh hưởng đến TTATXH. Thực hành tôn giáo đúng nghĩa luôn được xây dựng trên cơ sở thượng tôn pháp luật, tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người khác, của xã hội. Mỗi tín đồ tôn giáo cũng đồng thời là công dân Việt Nam, khi thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cần phải thực hiện nghĩa vụ công dân trên cơ sở pháp luật, không tôn giáo nào được phép đứng ngoài hoặc đứng trên lợi ích quốc gia, dân tộc. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh chính trị, TTATXH, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước và công dân hay lợi dụng danh nghĩa tôn giáo để trục lợi phi pháp, trái thuần phong mỹ tục, trái đạo đức, trái giáo lý. Chắc chắn những kẻ lợi dụng tôn giáo để thực hiện hành vi phi tôn giáo, làm ô danh tôn giáo, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc sẽ bị nghiêm trị theo pháp luật. Vì vậy, mỗi chức sắc, tín đồ và người dân hãy đề cao cảnh giác, kịp thời tố giác, ngăn chặn hành vi của các đối tượng lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật; đó cũng là phương cách để bảo vệ chính mình, bảo vệ xã hội và chính là bảo vệ các tôn giáo chân chính đang hoạt động bình thường trên đất nước Việt Nam.
ĐỨC QUỲNH, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương
Hình ảnh: Đại tá Nguyễn Song Hào, Phó Chỉ huy trưởng BĐBP Sóc Trăng tặng quà chùa Tăng Du, xã Lạc Hòa thị xã Vĩnh Châu nhân dịp Tết Chol Chnăm Thmây 2019
Những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các tôn giáo ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những chức sắc, tín đồ chân chính tu hành đúng giáo lý, giáo luật; còn có một số người lợi dụng tôn giáo để thực hiện những hành vi đi ngược với giáo lý của tôn giáo và đạo lý của dân tộc Việt Nam, trái với quy định của pháp luật. Hành vi của số người này đã làm mất thanh danh của tôn giáo, gây bức xúc trong xã hội.
Những việc làm trái đời, ngược đạo
Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định: “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật” (Điều 3), đồng thời khẳng định các hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo bị nghiêm cấm: “Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội (TTATXH), môi trường; xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân” và “lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi” (Điều 5). Tuy nhiên, thời gian qua, bất chấp pháp luật, đã có một số chức sắc, tín đồ lợi dụng chính tôn giáo xâm phạm an ninh chính trị, TTATXH, vi phạm đạo đức, vi phạm giáo lý, giáo luật và đi ngược với truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Vụ việc xảy ra tại chùa Ba Vàng (Uông Bí, Quảng Ninh) mà báo chí phản ánh về việc tổ chức "giải oan gia trái chủ", “chữa bệnh nhờ thỉnh vong”, "trả nợ cho vong" thu hàng trăm tỷ đồng, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã kết luận: Việc tổ chức lễ "giải oan gia trái chủ", “chữa bệnh nhờ thỉnh vong”, "trả nợ cho vong" bằng tiền hoặc lao động không công tại chùa là không đúng với nghi lễ Phật giáo truyền thống, làm tổn thương đến thanh danh Giáo hội, đến Tăng đoàn.
Nói đến một số vụ việc phức tạp ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự xảy ra ở các tỉnh miền Trung thời gian vừa qua, dư luận nhắc nhiều đến vị giám mục Nguyễn Thái Hợp, nguyên giám mục giáo phận Vinh (hiện nay là giám mục giáo phận Hà Tĩnh). Vị này được giao cai quản giáo phận Vinh từ năm 2010 đến 2018. Sau 8 năm thực thi nhiệm vụ, giáo phận Vinh do vị này quản lý từ vùng đất bình yên trở thành “điểm nóng” về an ninh trật tự, thường xuyên xảy ra các vụ vi phạm pháp luật. Giám mục này nhiều lần chẳng những không ngăn cản mà còn để một số chức sắc, giáo dân nơi đây trở thành những người “vô luật”, chống đối chính quyền. Các vị linh mục dưới quyền quản lý như Đặng Hữu Nam (Quản xứ Phú Yên, Quỳnh Lưu, Nghệ An), Lê Công Lượng (Quản xứ Xuân Kiều, Nghi Lộc, Nghệ An)… đã kích động, lôi kéo một bộ phận tín đồ, chức sắc, nhân dân tham gia biểu tình gây rối, đập phá tài sản, cản trở giao thông, bắt giữ người trái pháp luật, tấn công người thi hành công vụ; thậm chí có linh mục còn nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, kích động bạo lực, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Mới đây nhất, nhân vụ việc 39 người Việt tử vong trong container ở Vương quốc Anh, trên trang facebook cá nhân, linh mục Đặng Hữu Nam đã có nhiều bài viết, bài nói và việc làm xuyên tạc Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng. Vị linh mục này đổ lỗi cho Đảng, Nhà nước gây ra nghèo đói, khiến người dân phải bỏ đất nước ra đi kiếm sống… Vị này còn phát lên trang cá nhân những clip truyền giảng trong giáo đường với ngôn từ tục tĩu, kích động, thậm chí xuyên tạc cả tôn giáo khác. Những lời nói lộng ngôn, coi thường đạo lý và những hành động ngông cuồng của số chức sắc nêu trên không chỉ vi phạm pháp luật Việt Nam mà còn vi phạm nghiêm trọng giáo lý, giáo luật của Công giáo.
Biến mình thành một lực lượng chính trị là sai giáo luật Công giáo
Nhắc đến giáo xứ Thái Hà (Hà Nội), người ta nghĩ ngay đến linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong. Năm 2016, thay vì rao giảng đạo đức, răn dạy những điều hay lẽ phải, khuyên bảo giáo dân “sống phúc âm trong lòng dân tộc” thì vị linh mục này lại lợi dụng các bài giảng thánh lễ để rao giảng những lời lẽ xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc Chủ tịch Hồ Chí Minh, kích động giáo dân chống đối Đảng, Nhà nước, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo. Chính vị này đã nhiều lần kích động đòi chính quyền địa phương trả các khu đất cho cơ sở tôn giáo mà không có căn cứ pháp lý.
Cần khẳng định rằng, bản chất của tôn giáo chân chính là luôn hướng con người đến chân-thiện-mỹ, tức là đến những giá trị tốt đẹp nhất của con người. Đức Phật, Đức Jesus hay Đức Chúa Trời... không bao giờ răn dạy các tín đồ của mình phải làm điều ác, trái với đạo đức, luân thường, đi ngược lại với các quy định của pháp luật. Các đức tin của các tôn giáo đều có chung khát vọng dẫn đường cho con người tu tập, thực hành giáo lý, xây dựng cuộc sống hạnh phúc, xã hội phồn vinh, hướng con người đến với sự tốt đẹp, sống đoàn kết, lương thiện và thương yêu nhau.
Giáo luật Công giáo khẳng định: “Không biến mình thành một lực lượng chính trị vì như thế là sai với bản chất và sứ mạng của Giáo hội”. Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhấn mạnh: “Mục đích của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là điều hòa, hợp nhất các tổ chức, hệ phái Phật giáo Việt Nam cả nước để hộ trì hoằng dương phật pháp và tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, phục vụ dân tộc, góp phần xây dựng hòa bình, an lạc cho thế giới”. Tuy nhiên, số chức sắc, tín đồ vì lợi ích cá nhân hay số linh mục, giáo dân cực đoan, quá khích, vì động cơ chính trị không trong sáng mà có hành vi làm trái lời dạy của các đức tin trong tôn giáo của họ, đi ngược lại những giá trị đạo đức, nhân văn của dân tộc Việt Nam, chống lại chính dân tộc mình, chống lại chính người thân của họ.
Hãy hổ thẹn và biết sửa mình
Một số người làm sai như trên thật sự là những "con sâu làm rầu nồi canh". Nhìn tổng thể thì nhiều năm vừa qua, tín đồ, chức sắc chân chính của các tôn giáo ở Việt Nam đã, đang đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quyên góp hàng nghìn tỷ đồng xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Qua các phong trào này đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu là tăng ni, phật tử có thành tích xuất sắc được Đảng, Nhà nước tặng thưởng các phần thưởng cao quý, như: Sư thầy Thích Thanh Sơn (chùa Vạn Thọ, TP Hồ Chí Minh) đã khám, chữa bệnh miễn phí cho hàng nghìn người nghèo; sư thầy Thích Thiện Chiếu (chùa Kỳ Quang II, TP Hồ Chí Minh) nuôi dạy hàng trăm trẻ em mồ côi, chất độc da cam, cấp thuốc miễn phí cho hàng nghìn lượt bệnh nhân nghèo; ông Đoàn Văn Hổ (Trưởng ban Trị sự Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh Biên, An Giang) quyên góp hàng tỷ đồng xây cầu, xóa đói, giảm nghèo; xây nhà cho người nghèo; bà Nguyễn Thị Lan (75 tuổi, giáo dân ở Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) đã quyên góp xây dựng hàng chục căn nhà tình nghĩa; trao hàng nghìn suất học bổng tặng các học sinh nghèo...
Các vị chức sắc, tín đồ làm điều sai trái cần cảm thấy hổ thẹn với những tấm gương chức sắc, tín đồ chân chính đang ngày đêm nỗ lực thực hành giáo lý, giáo luật, đóng góp công sức, tiền của nhằm xây dựng xã hội ngày càng tươi đẹp, phồn vinh hơn.
Cần khẳng định rằng, Nhà nước Việt Nam tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người dân nhưng cũng nghiêm cấm việc lợi dụng hoạt động tôn giáo để lừa đảo, mua chuộc, dụ dỗ, xâm hại đến quyền và lợi ích của công dân, gây ảnh hưởng đến TTATXH. Thực hành tôn giáo đúng nghĩa luôn được xây dựng trên cơ sở thượng tôn pháp luật, tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người khác, của xã hội. Mỗi tín đồ tôn giáo cũng đồng thời là công dân Việt Nam, khi thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cần phải thực hiện nghĩa vụ công dân trên cơ sở pháp luật, không tôn giáo nào được phép đứng ngoài hoặc đứng trên lợi ích quốc gia, dân tộc. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh chính trị, TTATXH, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước và công dân hay lợi dụng danh nghĩa tôn giáo để trục lợi phi pháp, trái thuần phong mỹ tục, trái đạo đức, trái giáo lý. Chắc chắn những kẻ lợi dụng tôn giáo để thực hiện hành vi phi tôn giáo, làm ô danh tôn giáo, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc sẽ bị nghiêm trị theo pháp luật. Vì vậy, mỗi chức sắc, tín đồ và người dân hãy đề cao cảnh giác, kịp thời tố giác, ngăn chặn hành vi của các đối tượng lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật; đó cũng là phương cách để bảo vệ chính mình, bảo vệ xã hội và chính là bảo vệ các tôn giáo chân chính đang hoạt động bình thường trên đất nước Việt Nam.
ĐỨC QUỲNH, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương
Hình ảnh: Đại tá Nguyễn Song Hào, Phó Chỉ huy trưởng BĐBP Sóc Trăng tặng quà chùa Tăng Du, xã Lạc Hòa thị xã Vĩnh Châu nhân dịp Tết Chol Chnăm Thmây 2019
25/11/19
Dốc lòng truyền đạt tri thức
Ở Học viện Biên phòng, khi nhắc đến Trung tá Trần Trí Dũng, giảng viên Khoa Vũ thuật, đặc nhiệm, mọi người đều dành cho anh những tình cảm quý mến và trân trọng.
Theo nhận xét của Thiếu tướng Trịnh Hoàng Hiệp, Giám đốc Học viện Biên Phòng thì Trung tá Trần Trí Dũng là một giảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, có ý thức trách nhiệm cao đối với công việc, luôn mang hết tấm sức, trí tuệ để truyền đạt trí thức tới học viên trong từng giờ học, bài giảng ở giảng đường cũng như từng động tác trong các buổi tập ngoài thao trường. Thực sự là tấm gương sáng, mẫu mực cả về tri thức và lối sống để học viên noi theo.
Trung tá Trần Trí Dũng, Giảng viên Khoa Võ thuật đặc nhiệm, Học viện Biên phòng |
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, sau khi tốt nghiệp đại học với kết quả xuất sắc, Trần Trí Dũng được Học viện Biên phòng giữ lại làm giảng viên. Trong niềm tự hào và nhiệt huyết của tuổi trẻ, người giảng viên trẻ sinh ra từ vùng quê Sơn Tây (Hà Nội) lao vào tìm tòi, nghiên cứu thực tiễn để củng cố hồ sơ bài giảng, đưa người học đến sát với các tình huống chiến đấu của Bộ đội Biên phòng; tham gia các khóa học nâng cao trình độ sư phạm, đồng thời đi thực tế cấp đội, cấp đồn để nâng cao kiến thức thực tiễn ở đơn vị cơ sở .
Quán triệt thực hiện các phương châm trong giáo dục: “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”, “Nhà trường gắn với các tuyến biên giới”, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Trung tá Trần Trí Dũng tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy. Anh cũng rất linh hoạt trong vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề, đối thoại, gợi mở, dành nhiều thời gian cho học viên thảo luận, xử trí các tình huống. Anh Dũng luôn khuyến khích, phát huy tính tích cực và phát triển tư duy sáng tạo của người học; làm cho người học vừa nắm chắc kiến thức vừa hiểu sâu, biết vận dụng vào thực tiễn công tác chiến đấu của Bộ đội Biên phòng.
Không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảng dạy, Trung tá Trần Trí Dũng còn luôn tích cực, chủ động trong nghiên cứu khoa học. Anh đã nghiên cứu thành công một số đề tài, như: Nâng cao chất lượng huấn luyện võ thuật đánh bắt đối tượng có vũ khí cho học viên đào tạo đại học biên phòng; Thiết bị hỗ trợ luyện tập kỹ thuật vượt nhà cao tầng bằng sào đẩy; Ván kiểm tra môn nhảy xa và bật ba bước không đà... Không tự bằng lòng với những kết quả đã đạt được, Trung tá Trần Trí Dũng luôn tự xác định xây dựng cho mình động cơ rèn luyện phấn đấu không ngừng nghỉ; thường xuyên nghiên cứu, trau rồi kiến thức nâng cao kỹ năng, trình độ sư phạm. Trải qua các chức danh thực tế ở đơn, qua các chuyên đề, kế hoạch khảo sát để thâm nhập thực tế trên các tuyến biên giới, anh từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ với mong mỏi ngày càng làm tốt hơn nhiệm vụ truyền đạt tri thức cho học viên…
Bài và ảnh: DUY ĐÔNG
7/5/19
Xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 33 về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia
Sáng 7-5, Thiếu tướng Đỗ Danh Vượng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP chủ trì buổi làm việc nghe Cục Chính trị BĐBP báo cáo dự thảo Kế hoạch của Đảng ủy BĐBP thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 28-9-2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia.
Thiếu tướng Đỗ Danh Vượng chủ trì buổi làm việc. Ảnh: Bích Nguyên
Theo báo cáo của Cục Chính trị BĐBP, căn cứ vào Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 28-9-2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 33), Chương trình hành động số 88-Ctr/QUTW ngày 30-1-2019 của Quân ủy Trung ương và đề xuất nội dung công việc của Bộ Tham mưu, các Cục, Học viện Biên phòng, Cục Chính trị BĐBP đã dự thảo Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 33 của Đảng ủy BĐBP.
Dự thảo đề ra 6 nội dung chính kèm theo nhiệm vụ, giải pháp thực hiện gồm: Công tác tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 33, Chương trình hành động số 88; quán triệt nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng thực hiện tốt chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và xây dựng nền Biên phòng toàn dân vững mạnh; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng “thế trận lòng dân”, nền “Biên phòng toàn dân” vững chắc trong sự nghiệp xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia.
Tổ chức quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia góp phần giữ vững ổn định biên giới, vùng biển, xây dựng biên giới hòa bình hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng; xây dựng BĐBP cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số thành phần tiến thẳng lên hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới; nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện phương thức, phương án, cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật về quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia.
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã thảo luận về việc làm rõ vai trò của lực lượng vũ trang, BĐBP và nhân dân trong tổ chức quản lý, bảo vệ biên giới; công tác phối hợp hiệp đồng giữa các lực lượng; vấn đề quản lý, bảo vệ vùng biên, tuyên truyền kiến thức pháp luật, chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước cho ngư dân…
Phát biểu tại buổi làm việc, Thiếu tướng Đỗ Danh Vượng nhấn mạnh, cần xác định những vấn đề mới cần lưu ý trong Nghị quyết số 33. Trước mắt, các đơn vị cần tích cực tham mưu để Quốc hội thông qua Luật Biên phòng Việt Nam. Trong tham mưu về vấn đề xây dựng khu vực biên giới, cần kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quản lý bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Đồng thời, cần bổ sung nội dung tổ chức tốt phong trào toàn dân tham gia bảo vệ biên giới, đảm bảo mỗi người dân là một cột mốc.
Thiếu tướng Đỗ Danh Vượng đề nghị Cục Chính trị BĐBP tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý để hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch, đảm bảo sát yêu cầu thực tế.
Nguồn: Bích Nguyên - Báo Biên phòng
Phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, quyết chiến, quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ...
Nhân dịp kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Báo Biên phòng trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết "Phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, quyết chiến, quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.
Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị tổ chức cuộc họp để nghe Tổng Quân ủy báo cáo và duyệt lần cuối kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953 - 1954, đồng thời quyết định mở Chiến dịch Điện Biên phủ với quyết tâm tiêu diệt bằng được tập đoàn cứ điểm này. Ảnh: TTXVN
Chiều 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Ảnh: TTXVN
Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là kết quả của sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; là kết tinh của tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn dân, toàn quân ta trên con đường đấu tranh, thực hiện khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Đã 65 năm trôi qua nhưng âm hưởng, ý nghĩa và bài học lịch sử của Chiến thắng ấy vẫn còn vang vọng mãi, là động lực và tiếp thêm sức mạnh cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đất nước ta trong những ngày đầu độc lập gặp muôn vàn khó khăn, thử thách trong bối cảnh “thù trong, giặc ngoài” - thực dân Pháp dã tâm quay trở lại xâm lược đất nước ta một lần nữa; vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, tập trung diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (tháng 12 năm 1946), dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã nêu cao tinh thần độc lập, tự do, quyết chiến, quyết thắng, “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, nhất tề đứng lên thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính; đồng thời, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, từng bước đánh bại các chiến lược quân sự của bè lũ thực dân, giành được những thắng lợi quan trọng, nổi bật là trên các mặt trận Việt Bắc 1947, Chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá sâu sắc tình hình thế giới và trong nước, Trung ương Đảng đề ra Kế hoạch chiến lược Đông - Xuân 1953-1954, quyết tâm giữ vững thế chủ động, đánh địch cả chính diện và sau lưng, với phương châm tác chiến “tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, “đánh chắc thắng” để đánh bại Kế hoạch Na-va của địch. Với tinh thần cả nước ra trận, quân và dân ta đã liên tục tiến công, giáng cho địch nhiều thất bại nặng nề, buộc chúng rơi vào thế bị động đối phó trên khắp các chiến trường. Trước nguy cơ kế hoạch Na-va bị phá sản, thực dân Pháp gấp rút điều động lực lượng nhảy dù, chiếm Điện Biên Phủ, tăng cường lực lượng, xây dựng nơi đây thành Tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương - “một pháo đài không thể công phá”, nhằm tạo bàn đạp chiến lược khống chế khu vực Tây Bắc, Thượng Lào và thu hút, “nghiền nát” chủ lực của ta.
Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị tổ chức cuộc họp để nghe Tổng Quân ủy báo cáo và duyệt lần cuối kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953 - 1954, đồng thời quyết định mở Chiến dịch Điện Biên phủ với quyết tâm tiêu diệt bằng được tập đoàn cứ điểm này. Ảnh: TTXVN
Nắm chắc tình hình, âm mưu, thủ đoạn của địch, đầu tháng 12 năm 1953, Bộ Chính trị đã quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, “tập trung đại bộ phận lực lượng chủ lực thiện chiến của ta lên mặt trận Điện Biên Phủ, mở chiến dịch tiến công tiêu diệt những lực lượng tinh nhuệ nhất của địch trong tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của chúng trên chiến trường Đông Dương”[1]. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo, đây là chiến dịch có ý nghĩa quân sự, chính trị, ngoại giao rất quan trọng; phải đánh thắng; chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh. Thực hiện tư tưởng chỉ đạo, quyết tâm chiến lược đó, quân và dân ta đã khẩn trương chuẩn bị tốt mọi mặt và bước vào trận quyết chiến chiến lược bằng khát vọng độc lập dân tộc cháy bỏng cùng ý chí quyết chiến, quyết thắng cao độ.
Trước thực tiễn chiến trường và quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ủy và Bộ Chỉ huy Chiến dịch, đứng đầu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định chuyển phương châm tác chiến từ “Đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc” ngay trước giờ mở màn Chiến dịch. Đây là một quyết định sáng suốt, thể hiện tài thao lược quân sự, phù hợp với thực tế diễn biến chiến dịch và chính là một trong những yếu tố mang tính quyết định đến thắng lợi cuối cùng. Trải qua “năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt; máu trộn bùn non; gan không núng; chí không mòn”[2], ngày 07 tháng 5 năm 1954, Lá cờ “Quyết chiến Quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trao cho Quân đội nhân dân Việt Nam đã hiên ngang tung bay trên nóc hầm Đờ Ca-xtơ-ri, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Đây là một trong những đỉnh cao chói lọi, kỳ tích vẻ vang trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, xứng đáng được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa trong thời đại Hồ Chí Minh. Đó là thắng lợi của khát vọng hòa bình, độc lập, tự do, của ý chí tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam; thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc, dân chủ nhân dân trên thế giới và của lương tri thời đại.
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã giáng đòn quyết định, đập tan dã tâm xâm lược của các thế lực đế quốc, thực dân hiếu chiến, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương, mở ra trang mới cho cách mạng Việt Nam; đồng thời là một sự kiện quan trọng báo hiệu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến thắng của chủ nghĩa yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; chiến thắng của đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta, của ý chí quyết chiến, quyết thắng, “dám đánh, quyết đánh, biết đánh và biết thắng”; của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại; đồng thời, là chiến thắng của tình đoàn kết chiến đấu thủy chung, son sắt của quân, dân ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia và sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế.
Chiến thắng Điện Biên Phủ vừa mang ý nghĩa lịch sử to lớn, vừa mang tầm thời đại sâu sắc, làm sáng ngời chân lý: Một nước nhỏ, kinh tế chậm phát triển, nếu có một Đảng Mác-xít chân chính lãnh đạo, có đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, phát huy được sức mạnh toàn dân tộc, được nhân dân thế giới đồng tình ủng hộ, thì nhất định đánh bại mọi cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù, dù kẻ thù đó mạnh hơn nhiều lần.
Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là dấu mốc bằng vàng. Đó là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta, mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Chiến thắng Điên Biên Phủ càng làm sáng ngời chân lý của chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong thời đại ngày nay: Chiến tranh xâm lược của bọn đế quốc nhất định bị thất bại, cách mạng giải phóng của các dân tộc nhất định thành công”[3].
Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi, là niềm tự hào dân tộc. Tinh thần của Chiến thắng vĩ đại này đã được quân và dân ta tiếp nối, phát huy cao độ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, lập lên những chiến công hiển hách, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và làm nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ngày nay, xu thế chủ đạo của thế giới là hòa bình, hợp tác và phát triển nhưng vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn, diễn biến phức tạp; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, chủ nghĩa dân tộc, dân túy, bảo hộ và các thách thức an ninh phi truyền thống, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh… gia tăng. Khoa học công nghệ phát triển nhanh và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng xuất hiện những thách thức mới trên mọi mặt của đời sống xã hội. Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, thế và lực của đất nước ta không ngừng được nâng lên; uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn nhiều hạn chế; năng suất, chất lượng, hiệu quả chưa cao; nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình và tụt hậu vẫn còn hiện hữu. Phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại mặc dù đã đạt được những thành tựu quan trọng nhưng nhiệm vụ đặt ra còn rất nặng nề. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng, mạnh mẽ, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, đã và đang đặt ra những yêu cầu mới và đứng trước không ít khó khăn, thách thức cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
Kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc; ý chí quyết chiến, quyết thắng và khát vọng hòa bình của nhân dân ta, thể hiện sâu sắc, đậm nét trong các cuộc kháng chiến mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, tạo nền tảng vững chắc để đất nước phát triển nhanh, bền vững hơn trong những năm tiếp theo; trong đó cần tập trung thực hiện tốt những định hướng chủ yếu sau:
Một là, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng. Đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đã được thể hiện rõ trong các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trước bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định, khó dự báo; cơ hội và thách thức, đối tượng và đối tác đan xen; trong khi đó các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh chống phá cách mạng nước ta thông qua “diễn biến hòa bình” và nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi, thâm độc, đòi hỏi chúng ta càng phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng.
Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả đường lối đổi mới toàn diện, đồng bộ của Đảng; lấy phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; tăng cường quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Trong quá trình thực hiện, phải kiên định các mục tiêu, nguyên tắc chiến lược; linh hoạt, mềm dẻo về sách lược; vừa hợp tác, vừa đấu tranh; kiên quyết, kiên trì đấu tranh, lấy bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc là mục tiêu tối thượng; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng, phát triển đất nước giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội. Kiên quyết bảo vệ đường lối, quan điểm, nền tảng tư tưởng, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, toàn xã hội và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta.
Hai là, tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc gắn với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới; khơi dậy khát vọng vươn lên của dân tộc Việt Nam. Đây là một yêu cầu vừa cấp thiết, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với cách mạng Việt Nam; là nhiệm vụ chính trị quan trọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Tập trung kiện toàn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức thành viên; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở; phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân. Tiếp tục xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo, bồi đắp niềm tin, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc.
Lịch sử đã chứng minh, sự đoàn kết và kỷ luật là cội nguồn sức mạnh của Đảng và là hạt nhân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Bởi vậy, chúng ta cần đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đồng thời, các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, từng tổ chức Đảng và từng đảng viên phải chủ động ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Qua đó, tập hợp lực lượng, tạo xung lực chính trị và tinh thần, phát huy trí tuệ, sức mạnh của toàn dân để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, sức mạnh dân tộc cần phải gắn kết chặt chẽ với sức mạnh thời đại. Chúng ta phải tập trung quán triệt, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại của Đảng với phương châm: độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, hướng tới đẩy mạnh, nâng tầm đối ngoại đa phương và song phương; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Thông qua đó, tận dụng các nguồn lực và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, tạo môi trường hòa bình, điều kiện thuận lợi để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phát huy tinh thần quyết chiến, quyết thắng của Chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng ta phải có ý chí, niềm tin, khát vọng vươn lên, xây dựng đất nước Việt Nam thịnh vượng. Biến quyết tâm thành hành động, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tập trung xây dựng Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước liêm chính, kiến tạo, hành động và phục vụ, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hội nhập quốc tế. Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; nâng cao chất lượng xây dựng và thực thi pháp luật; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm của tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu.
Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tạo mọi thuận lợi để người dân và doanh nghiệp không ngừng đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Phát triển toàn diện, hài hòa kinh tế với văn hóa, xã hội, xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước. Thực hiện dân chủ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhất là đối với người có công, đối tượng chính sách, người nghèo, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, căn cứ cách mạng, vùng bị thiên tai. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính gắn với đổi mới phương thức quản lý, hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm thông thoáng, thuận lợi, công khai, minh bạch, phù hợp thực tiễn đất nước và thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Phát huy tốt tiềm năng, lợi thế, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế.
Ba là, tập trung xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh toàn diện, ngày càng hiện đại, tạo nền tảng bảo vệ vững chắc Tổ quốc “từ sớm, từ xa”. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, nền tảng chính trị - tinh thần, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân Việt Nam được phát huy lên tầm cao mới. Để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước trong bối cảnh hiện nay, đòi hỏi phải không ngừng củng cố, tăng cường tiềm lực, sức mạnh quốc phòng theo hướng mạnh toàn diện, ổn định lâu dài, ngày càng hiện đại. Trong đó, đặc biệt coi trọng xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, nhất là trên các địa bàn chiến lược trọng điểm, biên giới, biển đảo. Đây là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.
Các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt chủ trương chiến lược của Đảng về xây dựng khu vực phòng thủ, trong đó cốt lõi là xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc ngay từ cơ sở; tạo nền tảng để xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân vững mạnh; phòng ngừa, xử lý hiệu quả các tình huống về quốc phòng, an ninh; làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động; không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Từ kết quả, kinh nghiệm đã đạt được qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X), cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quốc phòng; tăng cường công tác giáo dục quốc phòng và an ninh, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đẩy mạnh kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại; gắn kết chặt chẽ việc thực hiện các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc và các chiến lược về quốc phòng, an ninh. Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế và đối ngoại về quốc phòng; tranh thủ cơ hội từ hội nhập để tiếp tục nâng cao năng lực quốc phòng, an ninh; tăng cường tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; xử lý hiệu quả những vấn đề quan trọng như an ninh biên giới, biển đảo, an ninh mạng, giải quyết hậu quả chiến tranh…, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc từ sớm, từ xa.
Bốn là, thường xuyên chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, nòng cốt là Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Trước yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, chúng ta cần tiếp tục quán triệt sâu sắc, nắm vững đường lối chính trị, quân sự của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh, tập trung xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh toàn diện, trước hết là vững mạnh về chính trị, có chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu cao, có cơ cấu, thành phần hợp lý, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng lực lượng, bảo đảm thực sự là lực lượng chính trị tin cậy, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Trong đó, đẩy mạnh xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với lực lượng vũ trang. Xây dựng Đảng bộ Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và các tổ chức đảng trực thuộc thực sự trong sạch, vững mạnh, ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ. Tập trung nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của Quân đội; ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng và lực lượng; tổ chức, sắp xếp biên chế Quân đội theo hướng: tinh, gọn, mạnh, phù hợp với điều kiện tác chiến mới.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác huấn luyện, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học, hậu cần, kỹ thuật, công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh; chăm lo thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, nhất là đối với người có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ, thương bệnh binh. Các đơn vị lực lượng vũ trang phải thường xuyên nêu cao cảnh giác, chủ động nắm, dự báo chính xác tình hình; phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ, xử lý kịp thời, có hiệu quả các tình huống quốc phòng, an ninh, không để bị động, bất ngờ, cả về chiến lược và xử lý các trường hợp cụ thể. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và phong trào Thi đua Quyết thắng trong toàn quân; tăng cường kỷ luật quân đội, giữ vững sự đoàn kết, thương yêu, gắn bó giữa cán bộ và chiến sĩ, đoàn kết quân - dân; kiên quyết đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm thất bại âm mưu “phi chính trị hóa”, “dân sự hóa” lực lượng vũ trang của các thế lực thù địch.
Trải qua gần 75 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn thể hiện rõ bản chất, truyền thống của một đội quân cách mạng, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào, Quân đội ta cũng luôn đoàn kết, gắn bó máu thịt với nhân dân, nêu cao tinh thần mưu trí, dũng cảm, quyết chiến, quyết thắng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, xứng đáng với danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”, là Quân đội anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng.
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Nhân dân luôn quan tâm, chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang nói chung, Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng vững mạnh về mọi mặt, có chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Quân đội nhân dân không chỉ hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của đội quân chiến đấu, mà còn thực hiện tốt chức năng đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất, thiết thực góp phần xây dựng đất nước, nâng cao hình ảnh, uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Chúng ta giữ được độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, giữ được môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước, là nhờ có công lao và sự đóng góp, hy sinh to lớn của các lực lượng vũ trang nhân dân, của những cán bộ, chiến sỹ đang ngày đêm canh giữ, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của người dân.
Chúng ta mãi mãi khắc ghi công ơn to lớn của Bác Hồ kính yêu, của các vị tiền bối, lão thành đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Chúng ta luôn ghi nhớ, tri ân các vị tướng lĩnh, cán bộ, chiến sỹ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến và quân dân cả nước đã anh dũng chiến đấu, hy sinh, đóng góp máu xương, làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ và các chiến công vĩ đại khác trong các cuộc kháng chiến giành độc lập, thống nhất đất nước.
Kỷ niệm 65 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta chung sức đồng lòng, gắn kết sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc với sức mạnh thời đại, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu hằng mong muốn.
[1] Trích Chiến dịch tiến công Điện Biên Phủ, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Nxb QĐND, H. 1991, tr. 14.
[2] Trích bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điên Biên, Tố Hữu.
[3] Trích Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 11, Nxb CTQG, 2011.
[2] Trích bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điên Biên, Tố Hữu.
[3] Trích Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 11, Nxb CTQG, 2011.
NGUYỄN XUÂN PHÚC, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
Nguồn: Báo Biên phòng
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
“Đảng ta là đạo đức, là văn minh” - 90 năm nhìn lại
Lịch sử vẻ vang của Đảng 90 năm qua là lịch sử chiến đấu, hy sinh, thế hệ tiếp nối thế hệ của những người Cộng sản Viê...
-
Lịch sử vẻ vang của Đảng 90 năm qua là lịch sử chiến đấu, hy sinh, thế hệ tiếp nối thế hệ của những người Cộng sản Viê...
-
Thời gian qua, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị tung nhiều luận điệu xuyên tạc cho rằng, Quân đội là lực lượng “siêu giai cấp”, “trung...
-
Ngày 14-2, đoàn công tác Ban chỉ đạo 1389 Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Lê Chiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ t...