27/11/19
Đừng lợi dụng tôn giáo làm điều trái đời, ngược đạo
Những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các tôn giáo ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những chức sắc, tín đồ chân chính tu hành đúng giáo lý, giáo luật; còn có một số người lợi dụng tôn giáo để thực hiện những hành vi đi ngược với giáo lý của tôn giáo và đạo lý của dân tộc Việt Nam, trái với quy định của pháp luật. Hành vi của số người này đã làm mất thanh danh của tôn giáo, gây bức xúc trong xã hội.
Những việc làm trái đời, ngược đạo
Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định: “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật” (Điều 3), đồng thời khẳng định các hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo bị nghiêm cấm: “Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội (TTATXH), môi trường; xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân” và “lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi” (Điều 5). Tuy nhiên, thời gian qua, bất chấp pháp luật, đã có một số chức sắc, tín đồ lợi dụng chính tôn giáo xâm phạm an ninh chính trị, TTATXH, vi phạm đạo đức, vi phạm giáo lý, giáo luật và đi ngược với truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Vụ việc xảy ra tại chùa Ba Vàng (Uông Bí, Quảng Ninh) mà báo chí phản ánh về việc tổ chức "giải oan gia trái chủ", “chữa bệnh nhờ thỉnh vong”, "trả nợ cho vong" thu hàng trăm tỷ đồng, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã kết luận: Việc tổ chức lễ "giải oan gia trái chủ", “chữa bệnh nhờ thỉnh vong”, "trả nợ cho vong" bằng tiền hoặc lao động không công tại chùa là không đúng với nghi lễ Phật giáo truyền thống, làm tổn thương đến thanh danh Giáo hội, đến Tăng đoàn.
Nói đến một số vụ việc phức tạp ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự xảy ra ở các tỉnh miền Trung thời gian vừa qua, dư luận nhắc nhiều đến vị giám mục Nguyễn Thái Hợp, nguyên giám mục giáo phận Vinh (hiện nay là giám mục giáo phận Hà Tĩnh). Vị này được giao cai quản giáo phận Vinh từ năm 2010 đến 2018. Sau 8 năm thực thi nhiệm vụ, giáo phận Vinh do vị này quản lý từ vùng đất bình yên trở thành “điểm nóng” về an ninh trật tự, thường xuyên xảy ra các vụ vi phạm pháp luật. Giám mục này nhiều lần chẳng những không ngăn cản mà còn để một số chức sắc, giáo dân nơi đây trở thành những người “vô luật”, chống đối chính quyền. Các vị linh mục dưới quyền quản lý như Đặng Hữu Nam (Quản xứ Phú Yên, Quỳnh Lưu, Nghệ An), Lê Công Lượng (Quản xứ Xuân Kiều, Nghi Lộc, Nghệ An)… đã kích động, lôi kéo một bộ phận tín đồ, chức sắc, nhân dân tham gia biểu tình gây rối, đập phá tài sản, cản trở giao thông, bắt giữ người trái pháp luật, tấn công người thi hành công vụ; thậm chí có linh mục còn nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, kích động bạo lực, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Mới đây nhất, nhân vụ việc 39 người Việt tử vong trong container ở Vương quốc Anh, trên trang facebook cá nhân, linh mục Đặng Hữu Nam đã có nhiều bài viết, bài nói và việc làm xuyên tạc Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng. Vị linh mục này đổ lỗi cho Đảng, Nhà nước gây ra nghèo đói, khiến người dân phải bỏ đất nước ra đi kiếm sống… Vị này còn phát lên trang cá nhân những clip truyền giảng trong giáo đường với ngôn từ tục tĩu, kích động, thậm chí xuyên tạc cả tôn giáo khác. Những lời nói lộng ngôn, coi thường đạo lý và những hành động ngông cuồng của số chức sắc nêu trên không chỉ vi phạm pháp luật Việt Nam mà còn vi phạm nghiêm trọng giáo lý, giáo luật của Công giáo.
Biến mình thành một lực lượng chính trị là sai giáo luật Công giáo
Nhắc đến giáo xứ Thái Hà (Hà Nội), người ta nghĩ ngay đến linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong. Năm 2016, thay vì rao giảng đạo đức, răn dạy những điều hay lẽ phải, khuyên bảo giáo dân “sống phúc âm trong lòng dân tộc” thì vị linh mục này lại lợi dụng các bài giảng thánh lễ để rao giảng những lời lẽ xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc Chủ tịch Hồ Chí Minh, kích động giáo dân chống đối Đảng, Nhà nước, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo. Chính vị này đã nhiều lần kích động đòi chính quyền địa phương trả các khu đất cho cơ sở tôn giáo mà không có căn cứ pháp lý.
Cần khẳng định rằng, bản chất của tôn giáo chân chính là luôn hướng con người đến chân-thiện-mỹ, tức là đến những giá trị tốt đẹp nhất của con người. Đức Phật, Đức Jesus hay Đức Chúa Trời... không bao giờ răn dạy các tín đồ của mình phải làm điều ác, trái với đạo đức, luân thường, đi ngược lại với các quy định của pháp luật. Các đức tin của các tôn giáo đều có chung khát vọng dẫn đường cho con người tu tập, thực hành giáo lý, xây dựng cuộc sống hạnh phúc, xã hội phồn vinh, hướng con người đến với sự tốt đẹp, sống đoàn kết, lương thiện và thương yêu nhau.
Giáo luật Công giáo khẳng định: “Không biến mình thành một lực lượng chính trị vì như thế là sai với bản chất và sứ mạng của Giáo hội”. Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhấn mạnh: “Mục đích của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là điều hòa, hợp nhất các tổ chức, hệ phái Phật giáo Việt Nam cả nước để hộ trì hoằng dương phật pháp và tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, phục vụ dân tộc, góp phần xây dựng hòa bình, an lạc cho thế giới”. Tuy nhiên, số chức sắc, tín đồ vì lợi ích cá nhân hay số linh mục, giáo dân cực đoan, quá khích, vì động cơ chính trị không trong sáng mà có hành vi làm trái lời dạy của các đức tin trong tôn giáo của họ, đi ngược lại những giá trị đạo đức, nhân văn của dân tộc Việt Nam, chống lại chính dân tộc mình, chống lại chính người thân của họ.
Hãy hổ thẹn và biết sửa mình
Một số người làm sai như trên thật sự là những "con sâu làm rầu nồi canh". Nhìn tổng thể thì nhiều năm vừa qua, tín đồ, chức sắc chân chính của các tôn giáo ở Việt Nam đã, đang đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quyên góp hàng nghìn tỷ đồng xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Qua các phong trào này đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu là tăng ni, phật tử có thành tích xuất sắc được Đảng, Nhà nước tặng thưởng các phần thưởng cao quý, như: Sư thầy Thích Thanh Sơn (chùa Vạn Thọ, TP Hồ Chí Minh) đã khám, chữa bệnh miễn phí cho hàng nghìn người nghèo; sư thầy Thích Thiện Chiếu (chùa Kỳ Quang II, TP Hồ Chí Minh) nuôi dạy hàng trăm trẻ em mồ côi, chất độc da cam, cấp thuốc miễn phí cho hàng nghìn lượt bệnh nhân nghèo; ông Đoàn Văn Hổ (Trưởng ban Trị sự Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh Biên, An Giang) quyên góp hàng tỷ đồng xây cầu, xóa đói, giảm nghèo; xây nhà cho người nghèo; bà Nguyễn Thị Lan (75 tuổi, giáo dân ở Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) đã quyên góp xây dựng hàng chục căn nhà tình nghĩa; trao hàng nghìn suất học bổng tặng các học sinh nghèo...
Các vị chức sắc, tín đồ làm điều sai trái cần cảm thấy hổ thẹn với những tấm gương chức sắc, tín đồ chân chính đang ngày đêm nỗ lực thực hành giáo lý, giáo luật, đóng góp công sức, tiền của nhằm xây dựng xã hội ngày càng tươi đẹp, phồn vinh hơn.
Cần khẳng định rằng, Nhà nước Việt Nam tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người dân nhưng cũng nghiêm cấm việc lợi dụng hoạt động tôn giáo để lừa đảo, mua chuộc, dụ dỗ, xâm hại đến quyền và lợi ích của công dân, gây ảnh hưởng đến TTATXH. Thực hành tôn giáo đúng nghĩa luôn được xây dựng trên cơ sở thượng tôn pháp luật, tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người khác, của xã hội. Mỗi tín đồ tôn giáo cũng đồng thời là công dân Việt Nam, khi thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cần phải thực hiện nghĩa vụ công dân trên cơ sở pháp luật, không tôn giáo nào được phép đứng ngoài hoặc đứng trên lợi ích quốc gia, dân tộc. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh chính trị, TTATXH, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước và công dân hay lợi dụng danh nghĩa tôn giáo để trục lợi phi pháp, trái thuần phong mỹ tục, trái đạo đức, trái giáo lý. Chắc chắn những kẻ lợi dụng tôn giáo để thực hiện hành vi phi tôn giáo, làm ô danh tôn giáo, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc sẽ bị nghiêm trị theo pháp luật. Vì vậy, mỗi chức sắc, tín đồ và người dân hãy đề cao cảnh giác, kịp thời tố giác, ngăn chặn hành vi của các đối tượng lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật; đó cũng là phương cách để bảo vệ chính mình, bảo vệ xã hội và chính là bảo vệ các tôn giáo chân chính đang hoạt động bình thường trên đất nước Việt Nam.
ĐỨC QUỲNH, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương
Hình ảnh: Đại tá Nguyễn Song Hào, Phó Chỉ huy trưởng BĐBP Sóc Trăng tặng quà chùa Tăng Du, xã Lạc Hòa thị xã Vĩnh Châu nhân dịp Tết Chol Chnăm Thmây 2019
Những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các tôn giáo ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những chức sắc, tín đồ chân chính tu hành đúng giáo lý, giáo luật; còn có một số người lợi dụng tôn giáo để thực hiện những hành vi đi ngược với giáo lý của tôn giáo và đạo lý của dân tộc Việt Nam, trái với quy định của pháp luật. Hành vi của số người này đã làm mất thanh danh của tôn giáo, gây bức xúc trong xã hội.
Những việc làm trái đời, ngược đạo
Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định: “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật” (Điều 3), đồng thời khẳng định các hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo bị nghiêm cấm: “Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội (TTATXH), môi trường; xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân” và “lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi” (Điều 5). Tuy nhiên, thời gian qua, bất chấp pháp luật, đã có một số chức sắc, tín đồ lợi dụng chính tôn giáo xâm phạm an ninh chính trị, TTATXH, vi phạm đạo đức, vi phạm giáo lý, giáo luật và đi ngược với truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Vụ việc xảy ra tại chùa Ba Vàng (Uông Bí, Quảng Ninh) mà báo chí phản ánh về việc tổ chức "giải oan gia trái chủ", “chữa bệnh nhờ thỉnh vong”, "trả nợ cho vong" thu hàng trăm tỷ đồng, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã kết luận: Việc tổ chức lễ "giải oan gia trái chủ", “chữa bệnh nhờ thỉnh vong”, "trả nợ cho vong" bằng tiền hoặc lao động không công tại chùa là không đúng với nghi lễ Phật giáo truyền thống, làm tổn thương đến thanh danh Giáo hội, đến Tăng đoàn.
Nói đến một số vụ việc phức tạp ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự xảy ra ở các tỉnh miền Trung thời gian vừa qua, dư luận nhắc nhiều đến vị giám mục Nguyễn Thái Hợp, nguyên giám mục giáo phận Vinh (hiện nay là giám mục giáo phận Hà Tĩnh). Vị này được giao cai quản giáo phận Vinh từ năm 2010 đến 2018. Sau 8 năm thực thi nhiệm vụ, giáo phận Vinh do vị này quản lý từ vùng đất bình yên trở thành “điểm nóng” về an ninh trật tự, thường xuyên xảy ra các vụ vi phạm pháp luật. Giám mục này nhiều lần chẳng những không ngăn cản mà còn để một số chức sắc, giáo dân nơi đây trở thành những người “vô luật”, chống đối chính quyền. Các vị linh mục dưới quyền quản lý như Đặng Hữu Nam (Quản xứ Phú Yên, Quỳnh Lưu, Nghệ An), Lê Công Lượng (Quản xứ Xuân Kiều, Nghi Lộc, Nghệ An)… đã kích động, lôi kéo một bộ phận tín đồ, chức sắc, nhân dân tham gia biểu tình gây rối, đập phá tài sản, cản trở giao thông, bắt giữ người trái pháp luật, tấn công người thi hành công vụ; thậm chí có linh mục còn nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, kích động bạo lực, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Mới đây nhất, nhân vụ việc 39 người Việt tử vong trong container ở Vương quốc Anh, trên trang facebook cá nhân, linh mục Đặng Hữu Nam đã có nhiều bài viết, bài nói và việc làm xuyên tạc Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng. Vị linh mục này đổ lỗi cho Đảng, Nhà nước gây ra nghèo đói, khiến người dân phải bỏ đất nước ra đi kiếm sống… Vị này còn phát lên trang cá nhân những clip truyền giảng trong giáo đường với ngôn từ tục tĩu, kích động, thậm chí xuyên tạc cả tôn giáo khác. Những lời nói lộng ngôn, coi thường đạo lý và những hành động ngông cuồng của số chức sắc nêu trên không chỉ vi phạm pháp luật Việt Nam mà còn vi phạm nghiêm trọng giáo lý, giáo luật của Công giáo.
Biến mình thành một lực lượng chính trị là sai giáo luật Công giáo
Nhắc đến giáo xứ Thái Hà (Hà Nội), người ta nghĩ ngay đến linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong. Năm 2016, thay vì rao giảng đạo đức, răn dạy những điều hay lẽ phải, khuyên bảo giáo dân “sống phúc âm trong lòng dân tộc” thì vị linh mục này lại lợi dụng các bài giảng thánh lễ để rao giảng những lời lẽ xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc Chủ tịch Hồ Chí Minh, kích động giáo dân chống đối Đảng, Nhà nước, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo. Chính vị này đã nhiều lần kích động đòi chính quyền địa phương trả các khu đất cho cơ sở tôn giáo mà không có căn cứ pháp lý.
Cần khẳng định rằng, bản chất của tôn giáo chân chính là luôn hướng con người đến chân-thiện-mỹ, tức là đến những giá trị tốt đẹp nhất của con người. Đức Phật, Đức Jesus hay Đức Chúa Trời... không bao giờ răn dạy các tín đồ của mình phải làm điều ác, trái với đạo đức, luân thường, đi ngược lại với các quy định của pháp luật. Các đức tin của các tôn giáo đều có chung khát vọng dẫn đường cho con người tu tập, thực hành giáo lý, xây dựng cuộc sống hạnh phúc, xã hội phồn vinh, hướng con người đến với sự tốt đẹp, sống đoàn kết, lương thiện và thương yêu nhau.
Giáo luật Công giáo khẳng định: “Không biến mình thành một lực lượng chính trị vì như thế là sai với bản chất và sứ mạng của Giáo hội”. Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhấn mạnh: “Mục đích của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là điều hòa, hợp nhất các tổ chức, hệ phái Phật giáo Việt Nam cả nước để hộ trì hoằng dương phật pháp và tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, phục vụ dân tộc, góp phần xây dựng hòa bình, an lạc cho thế giới”. Tuy nhiên, số chức sắc, tín đồ vì lợi ích cá nhân hay số linh mục, giáo dân cực đoan, quá khích, vì động cơ chính trị không trong sáng mà có hành vi làm trái lời dạy của các đức tin trong tôn giáo của họ, đi ngược lại những giá trị đạo đức, nhân văn của dân tộc Việt Nam, chống lại chính dân tộc mình, chống lại chính người thân của họ.
Hãy hổ thẹn và biết sửa mình
Một số người làm sai như trên thật sự là những "con sâu làm rầu nồi canh". Nhìn tổng thể thì nhiều năm vừa qua, tín đồ, chức sắc chân chính của các tôn giáo ở Việt Nam đã, đang đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quyên góp hàng nghìn tỷ đồng xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Qua các phong trào này đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu là tăng ni, phật tử có thành tích xuất sắc được Đảng, Nhà nước tặng thưởng các phần thưởng cao quý, như: Sư thầy Thích Thanh Sơn (chùa Vạn Thọ, TP Hồ Chí Minh) đã khám, chữa bệnh miễn phí cho hàng nghìn người nghèo; sư thầy Thích Thiện Chiếu (chùa Kỳ Quang II, TP Hồ Chí Minh) nuôi dạy hàng trăm trẻ em mồ côi, chất độc da cam, cấp thuốc miễn phí cho hàng nghìn lượt bệnh nhân nghèo; ông Đoàn Văn Hổ (Trưởng ban Trị sự Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh Biên, An Giang) quyên góp hàng tỷ đồng xây cầu, xóa đói, giảm nghèo; xây nhà cho người nghèo; bà Nguyễn Thị Lan (75 tuổi, giáo dân ở Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) đã quyên góp xây dựng hàng chục căn nhà tình nghĩa; trao hàng nghìn suất học bổng tặng các học sinh nghèo...
Các vị chức sắc, tín đồ làm điều sai trái cần cảm thấy hổ thẹn với những tấm gương chức sắc, tín đồ chân chính đang ngày đêm nỗ lực thực hành giáo lý, giáo luật, đóng góp công sức, tiền của nhằm xây dựng xã hội ngày càng tươi đẹp, phồn vinh hơn.
Cần khẳng định rằng, Nhà nước Việt Nam tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người dân nhưng cũng nghiêm cấm việc lợi dụng hoạt động tôn giáo để lừa đảo, mua chuộc, dụ dỗ, xâm hại đến quyền và lợi ích của công dân, gây ảnh hưởng đến TTATXH. Thực hành tôn giáo đúng nghĩa luôn được xây dựng trên cơ sở thượng tôn pháp luật, tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người khác, của xã hội. Mỗi tín đồ tôn giáo cũng đồng thời là công dân Việt Nam, khi thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cần phải thực hiện nghĩa vụ công dân trên cơ sở pháp luật, không tôn giáo nào được phép đứng ngoài hoặc đứng trên lợi ích quốc gia, dân tộc. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh chính trị, TTATXH, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước và công dân hay lợi dụng danh nghĩa tôn giáo để trục lợi phi pháp, trái thuần phong mỹ tục, trái đạo đức, trái giáo lý. Chắc chắn những kẻ lợi dụng tôn giáo để thực hiện hành vi phi tôn giáo, làm ô danh tôn giáo, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc sẽ bị nghiêm trị theo pháp luật. Vì vậy, mỗi chức sắc, tín đồ và người dân hãy đề cao cảnh giác, kịp thời tố giác, ngăn chặn hành vi của các đối tượng lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật; đó cũng là phương cách để bảo vệ chính mình, bảo vệ xã hội và chính là bảo vệ các tôn giáo chân chính đang hoạt động bình thường trên đất nước Việt Nam.
ĐỨC QUỲNH, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương
Hình ảnh: Đại tá Nguyễn Song Hào, Phó Chỉ huy trưởng BĐBP Sóc Trăng tặng quà chùa Tăng Du, xã Lạc Hòa thị xã Vĩnh Châu nhân dịp Tết Chol Chnăm Thmây 2019
25/11/19
Dốc lòng truyền đạt tri thức
Ở Học viện Biên phòng, khi nhắc đến Trung tá Trần Trí Dũng, giảng viên Khoa Vũ thuật, đặc nhiệm, mọi người đều dành cho anh những tình cảm quý mến và trân trọng.
Theo nhận xét của Thiếu tướng Trịnh Hoàng Hiệp, Giám đốc Học viện Biên Phòng thì Trung tá Trần Trí Dũng là một giảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, có ý thức trách nhiệm cao đối với công việc, luôn mang hết tấm sức, trí tuệ để truyền đạt trí thức tới học viên trong từng giờ học, bài giảng ở giảng đường cũng như từng động tác trong các buổi tập ngoài thao trường. Thực sự là tấm gương sáng, mẫu mực cả về tri thức và lối sống để học viên noi theo.
Trung tá Trần Trí Dũng, Giảng viên Khoa Võ thuật đặc nhiệm, Học viện Biên phòng |
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, sau khi tốt nghiệp đại học với kết quả xuất sắc, Trần Trí Dũng được Học viện Biên phòng giữ lại làm giảng viên. Trong niềm tự hào và nhiệt huyết của tuổi trẻ, người giảng viên trẻ sinh ra từ vùng quê Sơn Tây (Hà Nội) lao vào tìm tòi, nghiên cứu thực tiễn để củng cố hồ sơ bài giảng, đưa người học đến sát với các tình huống chiến đấu của Bộ đội Biên phòng; tham gia các khóa học nâng cao trình độ sư phạm, đồng thời đi thực tế cấp đội, cấp đồn để nâng cao kiến thức thực tiễn ở đơn vị cơ sở .
Quán triệt thực hiện các phương châm trong giáo dục: “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”, “Nhà trường gắn với các tuyến biên giới”, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Trung tá Trần Trí Dũng tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy. Anh cũng rất linh hoạt trong vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề, đối thoại, gợi mở, dành nhiều thời gian cho học viên thảo luận, xử trí các tình huống. Anh Dũng luôn khuyến khích, phát huy tính tích cực và phát triển tư duy sáng tạo của người học; làm cho người học vừa nắm chắc kiến thức vừa hiểu sâu, biết vận dụng vào thực tiễn công tác chiến đấu của Bộ đội Biên phòng.
Không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảng dạy, Trung tá Trần Trí Dũng còn luôn tích cực, chủ động trong nghiên cứu khoa học. Anh đã nghiên cứu thành công một số đề tài, như: Nâng cao chất lượng huấn luyện võ thuật đánh bắt đối tượng có vũ khí cho học viên đào tạo đại học biên phòng; Thiết bị hỗ trợ luyện tập kỹ thuật vượt nhà cao tầng bằng sào đẩy; Ván kiểm tra môn nhảy xa và bật ba bước không đà... Không tự bằng lòng với những kết quả đã đạt được, Trung tá Trần Trí Dũng luôn tự xác định xây dựng cho mình động cơ rèn luyện phấn đấu không ngừng nghỉ; thường xuyên nghiên cứu, trau rồi kiến thức nâng cao kỹ năng, trình độ sư phạm. Trải qua các chức danh thực tế ở đơn, qua các chuyên đề, kế hoạch khảo sát để thâm nhập thực tế trên các tuyến biên giới, anh từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ với mong mỏi ngày càng làm tốt hơn nhiệm vụ truyền đạt tri thức cho học viên…
Bài và ảnh: DUY ĐÔNG
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
“Đảng ta là đạo đức, là văn minh” - 90 năm nhìn lại
Lịch sử vẻ vang của Đảng 90 năm qua là lịch sử chiến đấu, hy sinh, thế hệ tiếp nối thế hệ của những người Cộng sản Viê...
-
Lịch sử vẻ vang của Đảng 90 năm qua là lịch sử chiến đấu, hy sinh, thế hệ tiếp nối thế hệ của những người Cộng sản Viê...
-
Thời gian qua, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị tung nhiều luận điệu xuyên tạc cho rằng, Quân đội là lực lượng “siêu giai cấp”, “trung...
-
Vụ nhóm đối tượng dùng súng tấn công trụ sở UBND xã Ea Tiêu, Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk vào rạng sáng 11/6 đã gây ra tổn thất nghi...