Sau những ngày nắng nóng gay gắt, cơn
bão số 2 đã đổ bộ vào đất liền, báo hiệu mùa mưa bão mới trên khắp nước ta. Khắc
phục mọi điều kiện khó khăn, trên tuyến biên giới đất liền, hơn 1.600 tổ, chốt
ngăn chặn hoạt động xuất nhập cảnh trái phép, ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập nội
địa vẫn “Vượt nắng thắng mưa” kiên trì bám “trận địa” chống dịch.
Trung sĩ Trần Đoan Khang kiểm tra các hoạt động ra vào khu vực biên giới |
Trút chậu nước
mưa mới hứng được vào thùng để dùng cho sinh hoạt thường ngày, Trung sĩ Trần
Đoan Khang, cậu học viên quê Đồng Tháp được tăng cường lên chốt 953 của Đồn
Biên phòng Đức Long cho phóng viên Báo Biên phòng biết: “Theo lịch của Học viện,
kết thúc năm học thứ 3, Khóa 31 Đại học Biên phòng và khóa 23 Cử tuyển Đại học
được Học viện cho nghỉ phép hè về thăm gia đình và chuẩn bị cho năm học mới. Tuy
nhiên dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp, em cùng 234 đồng chí học viên đã
khoác ba lô lên biên giới, cùng với các đơn vị BĐBP ngăn chặn hoạt động xuất,
nhập cảnh trái phép, ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập nội địa”.
Chốt dã chiến “3
không” của của Khang đứng chân trên địa bàn xã Đức Long, huyện Thạch An, tỉnh
Cao Bằng. Gọi là chốt “3 không” vì chốt không điện, không nước và không có cả sóng
điện thoại, những khó khăn trong sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ vì thế lại gặp
muôn phần khó khăn. Trái với thời tiết lạnh, sương mù dày đặc của những ngày đầu
bám chốt, Thạch An mùa này nắng nóng gay gắt, có thời điểm nhiệt độ dao động trên
35 độ. Cán bộ, học viên phải “ngụy trang” lớp cỏ tranh lên mái nhà bạt dã chiến
để chống nóng vào những buổi trưa.
Bàn giao phiên trực
cũng là lúc mặt trời đã xuống núi, Khang vội về đồn nhận thực phẩm mang lên chốt
cho những ngày tiếp theo, em tâm sự: “Đây là lần thứ 2 các em rời giảng đường
lên biên giới, đi chống dịch lần này cũng mang nhiều tâm tư. Từ tết đến giờ em
chưa về nhà, bố mẹ em ở tận Đồng Tháp, mong chờ dịp hè để gia đình quây quần, gặp
mặt. Nhưng khi biết tin em và đơn vị được giao nhiệm vụ tham gia chống dịch tại
biên giới phía Bắc, gia đình luôn động viên, gọi điện để em và đồng đội yên tâm
bám chốt. Bản thân em luôn xác định tốt tốt tinh thần, hoàn thành mọi nhiệm vụ
của mình, giữ vững đường biên để nhân dân thêm phần tin tưởng vào lực lượng Bộ
đội Biên phòng nơi tuyến đầu ngăn chặn đại dịch”.
Quản lý trực tiếp
3 mốc từ mốc 952 đến mốc 954, từ những ngày đầu đại dịch Covid - 19 bùng phát, chốt
chặn 953 của Đồn Biên phòng Đức Long, BĐBP tỉnh Cao Bằng luôn trong trạng thái
“sẵn sàng chiến đấu”. Vì trách nhiệm với đất nước và Nhân dân, nhiều đồng chí
cán bộ, chiến sĩ đã gần 7 tháng ròng rã chưa được về thăm gia đình. Hàng chục đối
tượng xuất, nhập cảnh trái phép đã được cán bộ, học viên chốt 953 ngăn chặn kịp
thời, phối hợp với chính quyền địa phương đưa vào trong khu cách ly, đảm bảo
không để sót, lọt đối tượng.
Cùng thực hiện
nhiệm vụ tại BĐBP tỉnh Cao Bằng nhưng Trung sĩ Trần Võ Xuân Trình, chàng trai
chuyên ngành Quản lý biên giới quê ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam lại được
phân công về Đồn Biên phòng Ngọc Chung. Chốt của em xa đồn nhất, mấy ngày sau
cơn bão số 2, để lên được chốt cán bộ chiến sĩ phải dùng xe máy quấn bánh xích.
Đường đi khó, phải mất hơn 4 tiếng đồng hồ mới tới mốc 781, khó khăn là thế
nhưng khi gặp phóng viên, nụ cười đã rạng rỡ trên môi cậu học viên trẻ.
Trung sĩ Trần Võ Xuân Trình tranh thủ ca trực gọi điện hỏi thăm gia đình tình hình dịch bệnh Covid - 19 tại thành phố Hội An. |
Trình tâm sự với
chúng tôi: “Từ những ngày đầu lên chốt, em luôn xác định nhiệm vụ chống dịch
còn lâu dài và sẽ gặp không ít gian nan, nhưng khó khăn lớn nhất, là thời tiết.
Chúng em quen đang với thời tiết ở Sơn Tây, khi lên chốt nắng mưa bất chợt, lại
thêm muỗi và côn trùng nhiều, sau những buổi tuần tra đường dài đã khiến cán bộ,
học viên nhanh xuống sức. Dù vất vả, khó khăn nhưng em và đồng đội luôn vững
vàng tâm thế, ngày đêm chủ động trên chiến tuyến ngăn ngừa dịch bệnh”.
Khi hỏi về thông
tin bố mẹ đang sinh sống trong vùng tâm dịch, thành phố Hội An phải giãn cách xã
hội theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Trình cho biết: “Bố mẹ cũng gọi điện
hỏi thăm em và đồng đội thường xuyên, dặn dò em yên tâm tư tưởng thực hiện nhiệm
vụ, mặc dù phải giãn cách xã hội nhưng bố mẹ thường xuyên được cấp ủy, chính
quyền địa phương quan tâm, cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm. Em luôn vững
niềm tin, đại dịch covid nhanh chóng qua đi, thành phố Hội An cũng như những miền
quê khác sẽ yên bình trở lại”.
Chúng tôi rời chốt
781 của Đồn Biên phòng Ngọc Chung để đến chốt kiểm soát tại Quốc lộ 3 của Đồn
Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Tà Lùng cũng là lúc trời vừa sẩm tối, Thượng sĩ Lý
Minh Dương, học viên Đại đội 13, Tiểu đoàn 1 tranh thủ quan sát dọc hai bên quốc
lộ để nắm thêm tình hình. Quán triệt phương châm, “Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi ngôi nhà,
thôn bản, xóm, làng, khu phố là một pháo đài chống dịch” của Thủ tướng Chính phủ. Những ngày qua, cán bộ, học viên, chiến sĩ của Trạm kiểm soát luôn tranh
thủ từng phút, từng giờ vừa làm nhiệm vụ ngăn chặn, vừa tuyên truyền, vận động
quần chúng nhân dân thực hiện các biện pháp phòng dịch, phát hiện và tố giác
các trường hợp xuất nhập cảnh trái phép trong địa bàn.
Dương trải lòng:
“Chốt phòng chống dịch Covid - 19 của em có nhiều khó khăn trong công tác quản
lý khu vực cửa khẩu, tuy nhiên không vất vả bằng các tổ, đội công tác khác. Thời
gian qua, Trạm kiểm soát Cửa khẩu quốc tế Tà Lùng vừa duy trì các hoạt động xuất
nhập cảnh vừa phải căng mình thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch. Tuy nhiên,
cán bộ, học viên, chiến sĩ trong trạm luôn xác định tốt tinh thần trách nhiệm,
sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao”.
Thiếu tướng Trịnh
Hoàng Hiệp, Giám đốc Học viện Biên phòng cho biết: “Ngay từ những ngày đầu
tháng 7, trước khi đợt dịch thứ 2 bùng phát ở nhiều địa phương, Học viện Biên
phòng đã cử 241 cán bộ, học viên lên biên giới thực hiện nhiệm vụ chốt chặn,
ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập nội địa. Mặc dù, thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện
hết sức khó khăn nhưng cán bộ, học viên Học viện Biên phòng đã chủ động, tiên
phong cùng với cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn ngăn chặn kịp thời
hàng trăm trường hợp xuất nhập cảnh trái phép, tích cực vận động quần chúng
nhân dân nâng cao ý thức trong phòng ngừa dịch bệnh”.
Chia tay Cao Bằng,
những khó khăn vất vả của cán bộ, học viên, chiến sĩ trên chốt chống dịch đã để
lại kỷ niệm sâu sắc cho đoàn công tác. Non nước điệp trùng nơi biên cương khiến
lòng người về phố lại rộn ràng câu hát: “Nàng về nuôi cái cùng con/ Để anh “chống
dịch” nước non Cao Bằng”./.
Mai Viết
Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét