13/11/20

“Tự chuyển hóa” về văn hóa mối nguy hại khôn lường

 Không ồn ào, không khoa trương nhưng quá trình “tự chuyển hóa” về văn hóa lại diễn ra từ từ, ảnh hưởng lớn đến tư tưởng Nhân dân và cán bộ, chiến sĩ. Nếu không nhận thức tốt và có biện pháp phòng ngừa từ xa, nền văn nóa của Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ mai một bi “cuộc chiến tranh không thuốc súng” đầy mưu mô, tính toán của các thế lực thù địch.

CB, CS Đồn Biên phòng Thanh Luông, BĐBP tỉnh Điện Biên tăng cường tuyên truyền các ấn phẩm văn hóa cho đồng bào

Có thể gọi hoạt động “tự chuyển hóa” về văn hóa là cuộc “chiến tranh văn hóa”, đồng thời ví chúng như một “cuộc chiến không biên giới” bởi xuất phát từ vị trí, vai trò và chức năng của văn hóa. Theo Đại từ điển tiếng Việt, Văn hóa là gốc rễ, là cội nguồn làm nên sức mạnh nội sinh và sức sống của mỗi quốc gia, dân tộc. Đồng thời được ví như “giấy thông hành” để tạm phân biệt giữa các quốc gia khác nhau.

Đất nước ta đang trên đà phát triển, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và toàn diện. Bên cạnh việc tiếp thu, hấp thụ những giá trị, tinh hoa văn hóa của nhân loại, nước ta phải đối mặt với cuộc chiến tranh về văn hóa. Những năm gần đây, nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc bị đảo lộn, nhiều hành vi phản văn hóa mới xuất hiện với tần suất lớn, mật độ dày, môi trường văn hóa xã hội đang bị ảnh hưởng nặng nề, trở thành vấn đề tiêu cực ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình hội nhập và phát triển.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh văn hóa nhằm vào nước ta đang tấn công từ nhiều phía, từ nhiều con đường, thông qua nhiều hình thức, âm mưu, thủ đoạn hết sức tinh vi, thâm độc mà các đối tượng thù địch đang tiến hành.

Mới đây nhất, đoạn clip trên mạng xã hội ghi hình một thanh niên đóng giả Bác Hồ vào quán Bar trong đêm Halloween (lễ hội hóa trang) đối tượng còn thường xuyên nói “Tôi nói đồng bào nghe rõ không” khiến dư luận hết sức bất bình. Danh tính nam thanh niên đóng giả Bác Hồ nhanh chóng đã bị cơ quan chức năng tìm ra và triệu tập đến làm việc. Hiện tại cơ quan chức năng đã lấy lời khai và hoàn thiện hồ sơ. Vụ việc trên là một ví dụ minh chứng cho sự ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa ngoại lai.

1.  Đối tượng đóng giả chủ tịch Hồ Chí Minh trong lễ hội Hóa trang

Tất cả những biểu hiện nêu trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Trong khi đó, các thế lực thù địch, đối tượng chống phá cách mạng nước ta luôn lợi dụng mọi sơ hở về chính sách, luật pháp của Việt Nam, lợi dụng tối đa những mặt trái của internet để cung cấp, truyền bá các tư tưởng xấu độc, các sản phẩm văn hóa, thông tin độc hại vào nước ta.Hoặc trong tháng 9 năm 2019, khi bộ phim hoạt hình Everest – người tuyết bé nhỏ được liệt kê vào danh sách “Phim hay tháng 10” đã quảng bá rầm rộ tại Việt Nam. Tuy nhiên, bộ phim đã công khai lồng ghép bản đồ có đính hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp. Mặc dù là phim hoạt hình, nhưng bản đồ trong bộ phim đã xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền của Việt Nam đối với biển đông, chính vì thế khán giả xem phim đã vô cùng bức xúc.

Với nhiều phương thức thủ đoạn khác nhau, thông qua sản phẩm văn hóa, thông tin xấu độc, các thế lực thù địch thường xuyên truyền bá những tư tưởng tiêu cực vào tâm hồn và suy nghĩ của công chúng, nhất là giới trẻ, qua đó làm dao động niềm tin, chao đảo nhận thức, từng bưc thay đổi tư tưởng, lối sống, tâm lý, hành vi của họ. Với âm mưu “chuyển đổi hệ giá trị tư tưởng” ở Việt Nam, các thế lực thù địch không từ bỏ mọi thủ đoạn, mục đích làm cho giới trẻ bị cuốn vào lối sống vị kỷ, thực dụng, sa vào chủ nghĩa cá nhân, ngày càng xa rời lý tưởng, lẽ sống, niềm tin mà các thế hệ ông cha đã vun đắp, tạo dựng nên.

Dư luận đồng tình quan điểm và nhấn mạnh rằng: mất văn hóa là mất tất cả. Điều mấu chốt này tưởng như ai cũng hiểu, cũng nắm chắc, nhưng trên thực tế, không ít tổ chức, cá nhân, trong đó đáng nói nhất là một bộ phận thanh, thiếu niên đã bị cuốn theo những “cơn lốc mềm” bởi các cuộc “chiến tranh văn hóa” từ bên ngoài mà không hề hay biết.hot trend” (trào lưu nóng) là những từ xuất hiện nhiều trước những văn hóa ngoại lai, vậy mà trào lưu đó lại được đông đảo các bạn trẻ học và làm theo một cách cuồng nhiệt. Sự vô tình, thiếu hiểu biết đó cùng với những “tác động mềm” hết sức tinh vi của các thế lực thù địch đã làm cho bản sắc văn hóa truyền thống bị nhạt phai, có thể dẫn tới nguy cơ mất gốc và băng hoại những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc.

Gần đây, các cơ quan đơn vị vừa tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội. Thông qua nội dung tổng kết, các ý kiến tâm huyết cho rằng, cần tiếp tục quan tâm, rút kinh nghiệm với nội dung xây dựng môi trường đạo đức và văn hóa lành mạnh, tránh bị đe dọa dẫn tới nguy cơ khủng hoảng về lối sống và niềm tin của một bộ phận công chúng. Đồng thời cần có lộ trình thích hợp hơn nữa để tuyên truyền nền văn hóa đậm đà bản sắc của người Việt Nam, trước mắt là trong nước, tiếp đến là giới thiệu quảng bá với bạn bè trên khắp năm châu.

Nâng cao văn hóa là vấn đề nghiêm trọng, một phần tác động tích cực đến đạo đức dân tộc, do đó không thể coi nhẹ, xem thường. Bên cạnh việc giữ gìn sự trong sáng của nền văn hóa, phải thưng xuyên, tích cực bồi tụ, vun đắp, nâng cao “sức đề kháng văn hóa” cho các đối tượng đặc biệt là đối với thanh thiếu niên. Nâng cao sức đề kháng văn hóa chính là tăng cường khả năng phòng ngừa, bảo vệ, chống lại các sản phẩm văn hóa, thông tin độc hại từ bên ngoài xâm nhập vào nước ta.

Thực tế luôn chứng minh, sức đề kháng văn hóasự ảnh hưởng lớn đối với việc gìn giữ và phát huy văn hóa. Một dân tộc nếu không nâng cao “sức đề kháng văn hóa” sẽ là điều kiện để các yếu tố xấu độc xâm nhập và ảnh hưởng. Do đó, nâng cao “sức đề kháng văn hóa là góp phần giữ gìn cội nguồn và đẩy lùi những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến nền văn hóa của quốc gia, dân tộc.

Nhận diện và đấu tranh với biểu hiện “tự chuyển hóa” về văn hóa là nội dung quan trọng và cấp thiết, song hành cùng với việc đấu tranh phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Do đó cần sự chung thay vào cuộc của các cấp, các ngành và toàn xã hội cùng chung tay góp sức bồi đắp, tích cực nâng cao “sức đề kháng văn hóa” cho dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Việc nhân rộng, tuyên truyền nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc góp phần bồi tụ nên giá trị tinh hoa văn hóa dân tộc, đồng thời là giải pháp căn cơ bảo đảm cho những giá trị, tinh hoa văn hóa không bị pha trộn, mất gốc.

Viết Nhân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

“Đảng ta là đạo đức, là văn minh” - 90 năm nhìn lại

Lịch sử vẻ vang của Đảng 90 năm qua là lịch sử chiến đấu, hy sinh, thế hệ tiếp nối thế hệ của những người Cộng sản Viê...