Lợi dụng vấn đề “tự do ngôn luận”, các thế lực thù địch tăng cường sử dụng những phần tử bất mãn, phản động ở trong nước và nước ngoài để hòng chống phá cách mạng nước ta, trong đó có đối tượng Điệp Mỹ Linh.
Trên trang Baoquocdan, bút danh Điệp Mỹ Linh đã tải bài viết “Cộng sản Việt Nam, chờ đó!”. Sự thật cho thấy, Điệp Mỹ Linh là một nghệ sĩ cùng chồng là sĩ quan Thủy quân Lục chiến Ngụy Sài Gòn; là những kẻ phản bội hèn mạt ôm mối thù hận chạy trốn trước sự tiến công như vũ bão trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 của quân và dân ta.
Trong bài viết lợi dụng sự kiện “Hội nghị thượng đỉnh dân chủ” do Mỹ đơn phương phát động và tổ chức trực tuyến, Điệp Mỹ Linh cho rằng: Việt Nam là một trong những nước không được mời tham dự là “bẽ bàng”; “quê xệ nặng nề”, để nhằm kích động, xuyên tạc, bôi nhọ nói xấu đất nước.
Trong khi đó, theo đánh giá của chuyên gia quốc tế, việc Mỹ lần đầu tiên đứng ra tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về dân chủ cũng không phải là căn cứ hay thước đo gì về dân chủ với các nước. Ngay cả các nước phát triển như nước Nga, Trung Quốc và các nước khác cũng không được mời đã chỉ trích ý tưởng Mỹ tổ chức hội nghị thượng đỉnh dân chủ này trong bối cảnh tình trạng dân chủ và nhân quyền ở Mỹ và ở phương Tây đang đối mặt với nhiều vấn đề. Những hành động can thiệp vào công việc của các nước có chủ quyền, áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế, tạo bất ổn, gây ra các cuộc chiến tranh xâm lược với danh nghĩa bảo vệ dân chủ, đã để lại những hậu quả nghiêm trọng với nhân dân tại các nước đó và ảnh hưởng tới cộng đồng quốc tế. Để rồi, khi những khẩu hiệu dân chủ rời đi thì chỉ còn lại một đất nước hoang tàn, loạn lạc, bất ổn như Iraq, Afghanistan, Lybia… Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova gọi nỗ lực của Washington nhằm xác định ai là quốc gia dân chủ và ai không phải là quốc gia dân chủ, là ý tưởng đáng thương và đáng ngờ; Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng hội nghị thượng đỉnh do Mỹ tổ chức gây ra sự chia rẽ và đối đầu trên thế giới; Bộ trưởng Ngoại giao Hungary, là nước cũng không được mời tham dự sự kiện đã lưu ý rằng Budapest không cần “thẩm phán” để đánh giá trạng thái dân chủ. Nhưng với các tổ chức thù địch, phản động thì coi hội nghị này như cái cớ để thúc đẩy chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, để tìm kiếm sự tài trợ, hậu thuẫn về vật chất lẫn tinh thần.
Đối với Việt Nam, đến nay là một trong 6 quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã hoàn thành phần lớn các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ trước thời hạn năm 2015. Những đóng góp tích cực, hiệu quả của Việt Nam là thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, giữ vững các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về nhân quyền, là sự chứng thực Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm các quyền của người dân không chỉ thể hiện ở việc kiện toàn hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến quyền con người, mà được thực hiện trên tất cả các mặt: Tự do ngôn luận, báo chí, thông tin; tự do tín ngưỡng, tôn giáo; bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, y tế, giáo dục…
Trên trường quốc tế, Việt Nam được tín nhiệm rất cao khi gia nhập Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 – 2016 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Trong khu vực, Việt Nam là Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR). Trong cuộc họp đặc biệt lần hai của AICHR cuối tháng 11/2020, các nước đánh giá cao vai trò của Việt Nam đã dẫn dắt hoạt động của AICHR trong giai đoạn đặc biệt khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19, không chỉ giúp duy trì đà hợp tác của AICHR và ứng phó hiệu quả trước đại dịch, mà còn thúc đẩy soạn thảo và thông qua một loạt các văn kiện quan trọng định hướng hợp tác trong thời gian tới. Với những nỗ lực chung trong thúc đẩy, bảo vệ quyền con người trong phạm vi quốc gia và khu vực, quốc tế, các nước thành viên ASEAN chính thức đề cử Việt Nam là ứng cử viên duy nhất đại diện cho ASEAN làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2023-2025.
Như vậy, dân chủ, nhân quyền là từ ý chí, hành động và thực tiễn đời sống tại mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, thực tiễn đó được chứng minh bằng đời sống người dân được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần và được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Việc một hội nghị diễn ra ở nơi nào đó như Hội nghị thượng đỉnh về dân chủ nêu trên không phải là thước đo, là cơ sở đánh giá nền dân chủ của một quốc gia, vùng, lãnh thổ. Nó đơn giản chỉ là một sự kiện, Việt Nam hay những quốc gia khác, dù được mời hay không được mời tham dự là do “ý gia chủ”, do quan điểm, ý nghĩ của người tổ chức, do vậy không thể căn cứ vào những lý do như vậy để phủ nhận thành tựu về dân chủ, nhân quyền mà Việt Nam đã và đang đảm bảo cho nhân dân. Chúng ta hết sức cảnh giác và kiên quyết đấu tranh loại bỏ những tư tưởng như Điệp Mỹ Linh./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét