Ngày 02 tháng 3 năm 2022 Chính phủ đã ra Nghị quyết số 23/NQ-CP về phát triển kinh tế khu vực biên giới. Nghị quyết thể hiện sự thống nhất giữa lòng dân với ý Đảng, cụ thể là:
Thứ nhất, Nghị quyết hướng đến thực hiện khát vọng ấm no, hạnh phúc của nhân dân, đặc biệt là nhân dân ở khu vực biên giới.
Khu vực biên giới (KVBG) là “phên dậu”
của Tổ quốc, có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế, chính trị, quốc phòng an
ninh… Thời gian qua, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Đảng và Nhà nước luôn quan
tâm lãnh đạo, chỉ đạo và chăm lo đầu tư xây dựng, hỗ trợ phát triển kinh tế -
xã hội và bảo đảm QP-AN. Nhờ đó khu vực này “đã
có nhiều chuyển biến rõ rệt, nhiều địa phương có tốc độ tăng trưởng trung bình
cao hơn mức bình quân chung của cả nước”. Tuy nhiên, “với trình độ và cơ hội phát triển chênh lệch, kinh tế - xã hội vùng
biên giới còn chậm so với mặt bằng chung của tỉnh biên giới và cả nước”; đời
sống vật chất tình thần của một số dân tộc thiểu số và hộ gia đình ở KVBG còn
nhiều khó khăn. Vì vậy vươn lên, thoát nghèo và phát triển vẫn là câu hỏi khó cần
lời giải đặt ra cho cấp ủy, chính quyền và người dân nơi đây. Nghị quyết 23 ra
đời đã hướng đến và chỉ ra phương hướng giải quyết, cũng là để hiện thực hóa
mong ước của nhân dân KVBG, qua đó góp phần hiện thực hóa mô hình CNXH ở nước
ta.
Thư hai, phương hướng, các nhiệm vụ, giải
pháp được xác định mang tính tổng thể, trong đó xác định và huy động cao độ tiềm
năng, lợi thế của KVBG cũng như vai trò, trách nhiệm trong tổ chức thực hiện của cấp ủy, chính quyền
và nhân dân KVBG.
06 phương hướng được Nghị quyết chỉ
ra, trong đó xác định rõ “Phát huy mọi
nguồn lực, khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có của các vùng, miền” và các
cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội được đề xuất cần “tạo cơ hội phát triển mạnh mẽ KVBG; đồng thời
có tác động khơi dậy ý chí tự lực, tự cường của đồng bào, khát vọng vươn lên
xây dựng cuộc sống ấm no, khá giả, phát triển cùng cộng đồng, cùng đất nước”.
Bên cạnh xác định mục tiêu, phương hướng, Nghị quyết khái quát 05 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và để thực
hiện các nhiệm vụ, giải pháp đó đòi hỏi sự chung tay góp sức của cả hệ thống
chính trị, các cấp, các ngành, đặc biệt cần phát huy tính chủ động, sáng tạo, sự
quyết tâm trong tổ chức thực hiện của cấp ủy, chính quyền và nhân dân KVBG. Như
vậy, Nghị quyết 23 đã quán triệt sâu sắc quan điểm của Đại hội XIII “Huy động, phân bổ, sử dụng, quản lý hiệu quả
các nguồn lực để đầu tư, phát triển, tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn
hóa, xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng tính đặc thù của từng
vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong hoạch định và thực hiện chính sách dân tộc.
Có cơ chế thúc đẩy tính tích cực, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào dân tộc
thiểu số phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện giảm nghèo đa chiều bền vững”[1]
Ba là, Nghị quyết quán triệt chặt chẽ yêu cầu kết hợp kinh tế với
quốc phòng, chủ động phòng chống DBHB, phòng chống âm mưu chia rẽ thế trận lòng
dân của các thế lực thù địch.
Thực hiện tốt công tác quốc phòng, an ninh đi đôi với nâng cao phúc lợi xã hội, giảm nghèo bền vững ở khu vực biên giới là một trong 05 nhiệm vụ giải pháp chủ yếu được Nghị quyết xác định. Trong đó, phát huy vai trò của lực lượng tại chỗ cho nhiệm v này, đòi hỏi các địa phương khu vực biên giới cần “làm tốt công tác chia sẻ thông tin, phối hợp đấu tranh phòng chống các loại tội phạm xuyên biên giới, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong khu vực biên giới”, trong đó có âm mưu thâm độc chia rẽ, làm suy yếu “thế trận lòng dân” ở KVBG mà các thế lực thù địch đã và đang ráo riết tiến hành với nhiều thủ đoạn xảo quyệt, không thể xem thường.
LV
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, tr.170.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét