Thời gian vừa qua, các thế
lực thù địch, cơ hội chính trị tận dụng mọi cơ hội để chống phá cách mạng nước
ta. Tăng cường hoạt động phi chính trị hóa quân đội là một trong những mũi nhọn
các đối tượng hướng đến. Xây dựng đạo đức quân nhân ở đơn vị cơ sở Bộ đội Biên
phòng theo Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng có thể được xem là “vacin” ngăn chặn hoạt động chống phá của các thế lực
thù địch
Quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam từ khi ra đời với tiền thân là Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (22/12/1944) đến nay, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ qua các thời kỳ đã hun đúc, tạo dựng, giữ gìn và phát huy tốt truyền thống trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng của Quân đội ta - đó là truyền thống hết sức quý báu và vẻ vang, thể hiện đầy đủ và rõ nét bản chất đạo đức tốt đẹp của mội quân đội cách mạng. Tuy nhiên, trước công cuộc đổi mới toàn diện, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá với bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, các thế lực thù địch, phản động cùng với những phần tử cơ hội chính trị không ngừng đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước ta và chế độ xã hội chủ nghĩa, trong đó chúng coi truyền thống Quân đội, các giá trị đạo đức cốt lõi của người quân nhân cách mạng trong Quân đội ta nói chung và Bộ đội Biên phòng (BĐBP) nói riêng là một trong những mục tiêu, nội dung trọng điểm để chống phá. Thủ đoạn của chúng thường lợi dụng những sự kiện có thật, khoét sâu vào những thiếu sót, hạn chế của một số quân nhân để thổi phồng, suy diễn, bóp méo, bịa đặt, quy kết thành những hạn chế, yếu kém của toàn lực lượng BĐBP cũng như của Quân đội. Vì vậy, nhiệm vụ đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc, các quan điểm sai trái, thù địch đó thông qua hoạt động xây dựng đạo đức quân nhân cho cán bộ, chiến sĩ ở các cơ quan, đơn vị BĐBP, nhất là ở các đơn vị cơ sở BĐBP theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh càng phải được chú trọng, lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ và hiệu quả.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên chăm lo xây dựng con
người mới - con người xã hội chủ nghĩa vừa “hồng”, vừa “chuyên”, trong đó Người
luôn khẳng định tầm quan trọng của đạo đức cách mạng - đó là cái “gốc”, là “nền
tảng”, là “cái căn bản” của người cách mạng; là động lực tinh thần, là cái bảo
đảm cho người cách mạng giữ vững lập trường giai cấp, vượt mọi khó khăn hoàn
thành nhiệm vụ. Theo Người: “Có đạo đức
cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ, rụt rè, lùi bước.
Vì lợi ích chung của Đảng, của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc và của cả
loài người mà không ngần ngại, hy sinh cả tính mạng mình cũng không tiếc. Đó là
biểu hiện rất rõ rệt, cao quý của đạo đức cách mạng”[1].
Đặc biệt, Người đã chỉ rõ thực chất đạo đức cách mạng là quyết tâm suốt đời đấu
tranh cho Đảng, cho cách mạng, đó là điều chủ chốt nhất. Ra sức làm việc cho
Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng.
Đặt lợi ích của Đảng và nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích của mình.
Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình,
gương mẫu trong mọi việc. Đối với quân đội ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhấn
mạnh những phẩm chất đạo đức cơ bản, cốt lõi nhất của người quân nhân cách
mạng, đó là: 1. Trung với nước, với cách mạng, với Đảng, hiếu với dân. 2.
Yêu thương con người. 3. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tư. 4. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ
thù nào cũng đánh thắng. 5. Tinh thần quốc tế trong sáng.
Người nhận xét: “Quân đội ta trung với
Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc,
vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua,
kẻ thù nào cũng đánh thắng” [2].
Trong điều kiện hiện nay, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an
ninh biên giới quốc gia có sự phát triển cả về quy mô, tính chất, đòi hỏi phải
xây dựng BĐBP cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; một số thành
phần tiến thẳng lên hiện đại. Thực tiễn đó đặt ra những đòi hỏi cao và toàn
diện về mọi mặt đối với cán bộ, chiến sĩ BĐBP, trực tiếp là vấn đề phẩm chất
đạo đức người quân nhân cách mạng của cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị cơ sở BĐBP; bảo
đảm họ luôn có ý chí, quyết tâm cao, đủ sức vượt qua mọi khó khăn, thử thách,
sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Để vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về đạo đức cách mạng vào xây dựng đạo đức quân nhân cho cán bộ, chiến
sĩ, đòi hỏi cấp uỷ, chỉ huy các đơn vị cơ sở BĐBP cần tập trung thực hiện tốt
một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:
Một là, thường xuyên giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ,
chiến sĩ thuộc quyền, nhất là những người giữ các cương vị lãnh đạo, chỉ huy;
trong đó cần chủ động xây dựng kế hoạch khoa học, cụ thể, tỷ mỉ, triển khai
toàn diện, đồng bộ các nội dung, hình thức và phương pháp tiến hành bồi dưỡng
nâng cao nhận thức về mục tiêu, lý tưởng, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính
trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, trình độ trí tuệ và tác phong, phương pháp
công tác cho cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị. Nội dung, hình thức, phương pháp giáo
dục, bồi dưỡng đạo đức phải sát hợp với từng đối tượng, có yêu cầu cụ thể, gắn
với từng cương vị, chức trách của cán bộ, chiến sĩ.
Hai là, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng, tổ
chức chỉ huy, tổ chức đoàn thanh niên và tập thể quân nhân trong đơn vị. Duy
trì nghiêm chế độ tự phê bình và phê bình; giữ vững nguyên tắc tổ chức và sinh
hoạt đảng; tăng cường công tác quản lý cán bộ, đảng viên. Thực hiện “nói đi đôi với làm”, “nêu gương về đạo
đức”, “xây đi đôi với chống”. Trong đó, tập trung xây dựng những phẩm chất,
những chuẩn mực đạo đức mới, nêu những tấm gương sáng xuất hiện trong cuộc sống
và xây dựng ý thức lành mạnh để mỗi người tự giác thực hiện trách nhiệm đạo đức
của mình. Đấu tranh, khắc phục, loại bỏ cái xấu, cái sai, cái cản trở đạo đức
cách mạng phát triển; kiên quyết loại bỏ những cá nhân đang làm mất uy tín, trở
thành nguy cơ đe doạ vai trò cầm quyền của Đảng.
Ba là, kết hợp đẩy mạnh việc thực hiện Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” với duy trì nghiêm quy chế dân chủ ở cơ sở.
Tạo môi trường thuận lợi để cán bộ, chiến sĩ phát huy quyền dân chủ theo phương
châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” cũng như biết cách kiểm tra, giám sát công việc của cán bộ, đảng viên. Thực
hiện tốt việc “tự soi, tự sửa”,
tham gia ý kiến đóng góp xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, tập
thể đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực, tiêu biểu”.
Bốn là, kịp thời tham mưu, kiến nghị trên bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính
sách đối với quân nhân và hậu phương, gia đình quân nhân trong đơn vị khi phát
hiện những vấn đề bất cập mới nảy sinh; kết hợp chặt chẽ với thực hiện đồng bộ
cơ chế, chính sách pháp luật, kỷ luật trong đơn vị. Chú trọng phát hiện, đề
nghị trên bổ nhiệm, đề bạt cán bộ đúng người, đúng việc, đúng chỗ, đúng sở
trường, đúng phẩm chất, năng lực.
Năm là, đề cao trách nhiệm cá nhân từng cán bộ, chiến sĩ trong việc tu
dưỡng, rèn luyện đạo đức quân nhân. Toàn thể cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị,
trước hết là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, phải tích cực học tập nâng cao trình độ
lý luận chính trị, kiến thức chuyên môn, năng lực hoạt động thực tiễn, đồng
thời thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng theo các tiêu chuẩn
chức danh cán bộ theo nguyên tắc: Cán bộ, đảng viên có chức, có quyền càng cao
thì ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng càng phải cao.
Ngọc Hưởng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét