25/11/20

TẤM LÒNG VỊ LÃNH TỤ KÍNH YÊU

 Tết Nguyên Đán 1962 một tháng trước tết, Bác Hồ gọi cục phó Cục Cảnh vệ Phan Văn Xoàn lên giao một nhiệm vụ đặc biệt mà chỉ có hai bác cháu biết: “Chú tìm cho bác một gia đình nghèo nhất ở Hà Nội, bác sẽ đi thăm họ lúc giao thừa!”.


Tôi có một tháng để đi khắp Hà Nội tìm cho ra một người nghèo nhất

Hà Nội ngày ấy không giàu, nhưng để tìm ra người “nghèo nhất” vẫn là một thách đố đặc biệt. Tôi liên hệ nhiều nơi, gặp nhiều người vẫn chưa xác định được ai “nghèo nhất”. Cho đến một ngày, một anh công an địa bàn gọi bảo tôi thử tới thăm một người phụ nữ gánh nước thuê ở khu vực anh.

24/11/20

CÀNG ĐẾN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG CÀNG PHẢI CHỦ ĐỘNG PHÒNG VÀ CHỐNG CÁC THÔNG TIN SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH

Việc nhận diện đúng những luận điệu sai trái, thù địch của các thế lực cơ hội, phản động để mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân một mặt nâng cao cảnh giác trước các thông tin xấu, độc; mặt khác, rèn luyện bản lĩnh chính trị, kiên định lý tưởng cách mạng, tin tưởng vào Đảng, vào sự phát triển phồn vinh của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng trước thềm Đại hội XIII của Đảng là hết sức quan trọng và cần thiết.


Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự kiện chính trị trọng đại, có ý nghĩa lớn lao đối với sự phát triển vững bền của đất nước nên thu hút sự quan tâm, kỳ vọng, niềm tin của cả hệ thống chính trị, của đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

23/11/20

ĐẢNG LUÔN LẮNG NGHE DÂN ĐỂ CÓ “VĂN BIA MUÔN ĐỜI SAU”

Việc lấy ý kiến góp ý của Nhân dân vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng được tiến hành thời gian qua là nhằm tập hợp, phát huy trí tuệ, quyền làm chủ của người dân trong tham gia hoạch định đường lối, chủ trương lãnh đạo, quyết sách quan trọng của Đảng đối với đất nước và sự nghiệp cách mạng; góp phần nâng cao chất lượng dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.


Thế nhưng, với tâm địa xấu xa, các thế lực thù địch đã trắng trợn xuyên tạc, bóp méo vai trò, ý nghĩa của phần việc này; đồng thời tung ra nhiều chiêu trò, đặt điều hoài nghi rằng: Liệu người dân Việt Nam có dám nói thẳng, nói thật góp ý với Đảng? Và rằng liệu Đảng có trân quý, thực tâm lắng nghe dân?

LỢI DỤNG LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VU CÁO CHÍNH QUYỀN, BỔN CŨ SOẠN LẠI

Hầu hết các luật do Quốc hội Việt Nam soạn thảo, thảo luận và ấn nút thông qua đều phục vụ mục đích xây dựng đất nước Việt Nam pháp quyền. Thế nhưng những kẻ tự xưng là dân chủ Việt thì lợi dụng sự kiện thông qua luật để xuyên tạc mục đích tốt đẹp đó. Vừa qua là Luật Bảo vệ môi trường cũng là trung tâm xuyên tạc của các đối tượng chống phá.

Lợi dụng Luật bảo vệ môi trường để vu cáo chính quyền

Cụ thể, trên một số trang tin của Việt Tân, Boxit Tây Nguyên đăng tải các nội dung quy kết cho chính quyền Việt Nam, rằng "Luật bảo vệ môi trường hay bảo vệ ai khác đây?" đã đưa ra quan điểm xuyên tạc rằng "Luật không đi theo hướng dẫn kỹ thuật" của Liên Hợp Quốc khuyến nghị. Tức là Việt Nam đơn phương thực hiện theo cách thức riêng biệt, không phù hợp tiêu chuẩn quốc tế.

18/11/20

BẢO ĐẢM THỰC TẾ QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM

 

Thời gian vừa qua trên trang mạng xã hội, có bài viết: “Hiến pháp Việt Nam: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”. Mục đích của bài viết là tuyên truyền sai lệch bản chất Hiến pháp Việt Nam, phủ nhận bảo đảm thực tế quyền con người và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội, với Nhà nước. Nội dung bài viết thiếu khách quan, sai sự thật nên cần bác bỏ, bởi các lý do sau:


           Một là, ở Việt Nam, Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng, là đạo luật gốc, quy định những vấn đề hết sức cơ bản của chế độ chính trị và Nhà nước trong đó có quyền con người, quyền công dân. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để xác lập cơ sở pháp lý hoạt động của Nhà nước, Hiến pháp năm 1946 ra đời và được bổ sung, sửa đổi qua các năm 1959, 1980, 1992 và đến nay là Hiến pháp năm 2013. Trong lịch sử lập hiến của Việt Nam, quyền con người luôn được cụ thể hóa bằng những quyền cơ bản của công dân. Điều 3 trong Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

13/11/20

“Tự chuyển hóa” về văn hóa mối nguy hại khôn lường

 Không ồn ào, không khoa trương nhưng quá trình “tự chuyển hóa” về văn hóa lại diễn ra từ từ, ảnh hưởng lớn đến tư tưởng Nhân dân và cán bộ, chiến sĩ. Nếu không nhận thức tốt và có biện pháp phòng ngừa từ xa, nền văn nóa của Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ mai một bi “cuộc chiến tranh không thuốc súng” đầy mưu mô, tính toán của các thế lực thù địch.

CB, CS Đồn Biên phòng Thanh Luông, BĐBP tỉnh Điện Biên tăng cường tuyên truyền các ấn phẩm văn hóa cho đồng bào

Có thể gọi hoạt động “tự chuyển hóa” về văn hóa là cuộc “chiến tranh văn hóa”, đồng thời ví chúng như một “cuộc chiến không biên giới” bởi xuất phát từ vị trí, vai trò và chức năng của văn hóa. Theo Đại từ điển tiếng Việt, Văn hóa là gốc rễ, là cội nguồn làm nên sức mạnh nội sinh và sức sống của mỗi quốc gia, dân tộc. Đồng thời được ví như “giấy thông hành” để tạm phân biệt giữa các quốc gia khác nhau.

12/11/20

KHẮC PHỤC TỐI ĐA NHỮNG HẠN CHẾ SAU 1 NĂM KIỂM TRA TOÀN DIỆN

Ngày 11-12/11/2020, Đoàn công tác Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam do Trung tướng, GS, TS Trần Hữu Phúc, Cục trưởng Cục Nhà trường làm Trưởng đoàn đã chủ trì phúc tra công tác giáo dục-đào tạo và xây dựng chính quy sau 01 năm thực hiện kết luận của Đoàn kiểm tra BTTM đối với Học viện Biên phòng.

Đoàn phúc tra kiểm tra nội dung rèn luyện thể lực.

Báo cáo kết quả sau 01 năm thực hiện kết luận của Đoàn kiểm tra BTTM, Thiếu tướng, TS Trịnh Hoàng Hiệp, Giám đốc Học viện cho biết: Đảng ủy Ban Giám đốc Học viện đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh BĐBP. Kịp thời ban hành nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục các tồn tại, hạn chế đã nêu trong kết luận của đoàn kiểm tra.Chương trình, nội dung đào tạo được bổ sung, điều chỉnh theo hướng giảm lý thuyết, tăng thực hành, phù hợp từng đối tượng, sát với thực tế nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ chủ quyền an, ninh biên giới. Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động huấn luyện giảng dạy. Hệ thống giảng đường, thao trường, bãi tập, cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư xây dựng, nâng cấp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ huấn luyện, đào tạo.

Qua gian khó, tỏ lòng người

Thật xúc động với những hình ảnh lực lượng Quân đội, Công an và người dân tham gia cứu hộ, di tản những người bị kẹt trong mưa lũ, vận chuyển nhu yếu phẩm cho người dân bị cô lập. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, có những người luôn lên tiếng trên mạng xã hội kêu gọi “dân chủ, “nhân quyền” thì tuyệt nhiên lại im lặng trước những khó khăn, nguy hiểm do lũ lụt đang bủa vây đồng bào miền Trung...

Lực lượng chó chiến đấu BĐBP tìm kiếm nạn nhân gặp nạn tại các điểm sạt lở

Những ngày qua, các tỉnh, thành: Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ các đợt mưa lớn gây ra lũ lụt nghiêm trọng đe dọa đến sinh mạng và cuộc sống của người dân.

2/11/20

Sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 9

Biên phòng - Ngay sau khi bão số 9 đi qua, sáng nay (29-10), Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các đơn vị trên 2 tuyến biên giới của tỉnh khẩn trương triển khai công tác khắc phục hậu quả và tìm kiếm, cứu nạn sau bão.

Đồn Biên phòng A Nông phối hợp với địa phương dựng lại nhà cho người dân sau bão. Ảnh: Hồng Anh
Đưa người dân trở về nhà sau bão. Ảnh: Hồng Anh

Sáng nay, hơn 500 người dân của thôn Tỉnh Thủy, xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ đến tránh trú tại cơ quan Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã được đơn vị phối hợp với các lực lượng đưa trở về nhà an toàn. Các đồn Biên phòng cũng đã phối hợp với địa phương đưa hàng trăm người dân đến tránh trú tại đơn vị trở về nhà sau bão.

Bật khóc khi đưa tin ở Trà Leng

Trước những đau thương không gì bù đắp nổi, nhiều phóng viên, nhà báo trực tiếp có mặt ở Trà Leng (Nam Trà My, Quảng Nam) đã không kìm được cảm xúc của mình. Nhiều người đã quỵ xuống, bật khóc, thậm chí phải tạm dừng tác nghiệp...

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền bức ảnh một nam phóng viên tác nghiệp tại hiện trường vụ sạt lở ở xã Trà Leng, H.Nam Trà My (Quảng Nam) ôm máy quay khóc nghẹn khi lực lượng chức năng đưa thi thể một cháu bé bị đất đá vùi lấp ra. Bức ảnh được phóng viên Hoàng Thế Lực, công tác tại Báo điện tử Chính phủ, ghi lại và đăng lên trang cá nhân với dòng trạng thái: “Người phóng viên của Thông tấn xã Việt Nam quay máy đi chỗ khác, anh nghẹn khóc khi một em bé được đưa ra từ bùn đất”.

“Đảng ta là đạo đức, là văn minh” - 90 năm nhìn lại

Lịch sử vẻ vang của Đảng 90 năm qua là lịch sử chiến đấu, hy sinh, thế hệ tiếp nối thế hệ của những người Cộng sản Viê...