17/6/22

CẢNH GIÁC VỚI ÂM MƯU LỢI DỤNG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN ĐỂ CHỐNG PHÁ

Văn hóa đọc đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống. Thông qua văn hóa đọc, kiến thức của con người được bổ sung, phát triển, góp phần hoàn thiện nhân cách con người. Lợi dụng vấn đề này, các thế lực thù địch đã xuất bản nhiều ấn phẩm có nội dung trái với các quan điểm, chính sách của Đảng, vi phạm pháp luật Việt Nam.


Mỗi xuất bản phẩm bên cạnh những yếu tố đặc thù về nội dung, mục đích phát hành của mỗi tác giả khác nhau, đều góp phần khẳng định vị trí, mục đích của xuất bản “nhằm phổ biến, giới thiệu tri thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội, giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của Nhân dân, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, phát triển kinh tế - xã hội, đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

Tuy nhiên, trên thực tế, do nhiều lý do khác nhau, thị trường sách vẫn xuất hiện những “xuất bản phẩm” kém chất lượng, thậm chí chứa đựng nội dung phản động, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ. Trong số đó có cuốn sách “Chiếc áo len mẹ đan” của tác giả Trung Quân, đơn vị phát hành là Nhà xuất bản Hồng Đức. Thật khó chấp nhận khi tác giả đã dùng ngòi bút, với lý lẽ cá nhân, lồng ghép quan điểm đả phá chế độ, quy chụp “sự độc tài, đàn áp” đối với “Cộng sản”, dẫn dắt người đọc với thái độ thù hằn, áp đặt, không khách quan qua việc xác định có sự tồn tại của “chủ nghĩa ngoại lai độc tài”, “những câu mê hoặc mỵ dân...".

Những luận điệu đó bị dư luận phản ứng, lên án mạnh mẽ. Người đọc tỉnh táo dễ dàng nhận thấy rõ ý đồ của tác giả đang truyền bá tư tưởng chống phá Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Việt Nam, phủ nhận thành tựu và những nỗ lực của Việt Nam trong thời gian qua. Thủ đoạn này không phải là mới. Trước đây, một số đối tượng chống đối Đảng, Nhà nước cũng đã từng sáng tác và tán phát nhiều tài liệu có nội dung phản động dưới dạng các ấn phẩm văn học nghệ thuật, trong đó nổi lên như sách “Chính trị bình dân” do đối tượng Phạm Đoan Trang soạn thảo từ tháng 11/2016 (Phạm Đoan Trang là thành viên của các tổ chức phản động: “Sáng kiến vì lương tâm người Việt-VOICE” và tổ chức “Mạng lưới Blogger Việt Nam”). Cuốn sách này có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, nói xấu chế độ Đảng, Nhà nước, Quân đội ta; với ý đồ nhằm thay đổi thể chế chính trị, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiện nay, Phạm Đoan Trang cũng đã, đang phải trả giá cho những hành vi vi phạm pháp luật của mình.

Có thể thấy, các “tác phẩm văn học” trên là những nọc độc của "diễn biến hòa bình", "chủ nghĩa xét lại lịch sử", xuyên tạc lịch sử, chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ, núp bóng dưới danh nghĩa là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các xuất bản phẩm. Nếu không được phát hiện, xử lý sớm, những “tác phẩm văn học” này sẽ gây ra hệ lụy vô cùng nguy hại cho đất nước, đặc biệt là tác động tới thế hệ trẻ - những người chủ tương lai của nước nhà. Do đó, tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản và xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm là biện pháp cần được đặc biệt quan tâm, nhằm loại bỏ những luồng thông tin xấu độc, góp phần xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là "nền tảng tinh thần", "động lực phát triển", và "soi đường cho quốc dân đi"; phát huy giá trị văn hoá và sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng, tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện thành công mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI.

N.T.L

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

“Đảng ta là đạo đức, là văn minh” - 90 năm nhìn lại

Lịch sử vẻ vang của Đảng 90 năm qua là lịch sử chiến đấu, hy sinh, thế hệ tiếp nối thế hệ của những người Cộng sản Viê...