Không ồn ào, không khoa trương, quá trình “tự chuyển hóa” về văn hóa lại diễn ra từ từ, ảnh hưởng lớn đến tư tưởng Nhân dân và cán bộ, chiến sĩ. Nếu không nhận thức tốt và có biện pháp phòng ngừa từ xa, nền văn hóa của Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ mai một bởi “cuộc chiến tranh không thuốc súng” đầy mưu mô, toán tính của các thế lực thù địch.
Thủ trưởng Cục Chính trị, BTTM và cán bộ, chiến sĩ trao đổi về ý nghĩa văn hóa truyền thống
thông qua việc đọc sách.
Việt Nam đang nỗ lực
khắc phục mọi khó khăn sau đại dịch Covid - 19 để phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội, quá
trình hội nhập quốc tế sau đại dịch ngày
càng sâu rộng và toàn diện. Trong lĩnh vực văn hóa, bên cạnh việc tiếp thu, hòa
nhập những giá trị văn hóa của nhân loại, nước ta phải đối mặt với những thách
thức mới về an ninh văn hóa. Hậu covid - 19,
nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc bị đảo lộn, nhiều hành
vi đi ngược văn hóa truyền thống xuất hiện với tần suất lớn, môi trường văn hóa
bị ảnh hưởng
nặng nề.
Theo các chuyên gia
văn hóa, nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là sự chống phá quyết liệt của các
thế lực thù địch đang nhằm vào nền văn hóa Việt Nam. Các đối tượng tấn công từ
nhiều phía, từ nhiều con đường, thông qua nhiều hình thức, âm mưu, thủ đoạn hết
sức tinh vi, thâm độc nhằm tác động nhiều chiều, làm băng hoại các giá trị văn
hóa truyền thống được hun đúc qua bề dày lịch sử dân tộc. Với nhiều phương thức, thủ
đoạn khác nhau như: sản phẩm văn hóa, thông tin xấu độc,
các thế lực thù địch thường xuyên truyền bá những tư tưởng tiêu cực vào tâm hồn và suy nghĩ của công chúng, nhất là giới trẻ, qua
đó làm dao động niềm tin, chao đảo nhận thức, từng bước
thay đổi tư tưởng, lối sống, tâm lý của đối tượng tiếp thu.
Để phá hoại nền “an
ninh văn hóa”, các thế lực thù địch thực hiện âm mưu
“chuyển đổi hệ giá trị tư tưởng” ở Việt Nam. Chủ yếu bằng thông tin
lệch chuẩn trên mạng xã hội, lôi kéo giới trẻ vào lối sống vị kỷ, thực dụng, sa
vào chủ nghĩa cá nhân, ngày càng xa rời lý tưởng, lẽ sống, niềm tin mà các thế hệ
ông cha đã vun đắp, tạo dựng.
Trong phần giới thiệu về phim “Em và Trịnh”, có nghệ
sĩ đã cố tình hiểu sai nội dung trong bộ phim, tán phát lên mạng xã hội nội
dung: “Em và
Trịnh đã khắc họa thành công một khung cảnh miền Nam phát triển, giàu có, đẹp
đẽ. Con người miền Nam rất là hào hoa, style, đặc sắc. Khung cảnh Sài Gòn rất
thơ mộng, tuyệt trần. Người Sài Gòn cũng sống và hít thở bầu không khí tự do,
ăn mặc đẹp đẽ và sang chảnh dữ dội. Nguyên nhân vì xã hội VNCH gắn chặt với Mỹ
và thế giới chứ không bó hẹp như miền Bắc”.
Có thể nhận định rằng: lợi dụng các ấn phẩm văn hóa, phim ảnh để cổ súy cho các
quan điểm, đường lối của Đảng, đi ngược niềm tin, sự kỳ vọng của nhân dân là
biểu hiện đầu tiên trong hoạt động làm rối loạn “an ninh văn hóa” của Việt Nam.
Dư luận đồng tình quan điểm và nhấn mạnh rằng: mất văn hóa là mất tất cả. Điều mấu chốt này tưởng như ai cũng
hiểu, cũng nắm
chắc, nhưng trên thực tế, không ít tổ chức, cá nhân, trong đó
đáng nói nhất là một bộ phận thanh, thiếu niên đã bị cuốn theo những “cơn lốc
mềm” bởi các cuộc “chiến tranh văn
hóa” từ bên ngoài mà không hề hay biết. Sự vô tình, thiếu
hiểu biết đó cùng với những “tác động mềm” hết sức tinh vi của các thế lực thù
địch đã làm cho bản sắc văn hóa truyền thống bị nhạt phai, dẫn tới nguy cơ mất
gốc và băng
hoại những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
Sau Hội nghị tổng kết 10 năm thực
hiện Chỉ thị số 46-CT/TW về
chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội,
các ý kiến tâm huyết cho rằng, cần tiếp tục quan tâm, rút kinh nghiệm với nội
dung xây dựng môi trường đạo đức và văn hóa
lành mạnh, tránh bị đe dọa dẫn tới nguy cơ khủng hoảng về lối sống và niềm tin của một bộ phận công chúng. Đồng thời cần có lộ trình
thích hợp hơn nữa để tuyên truyền nền văn hóa đậm đà bản sắc của người Việt
Nam, trước mắt là trong nước, tiếp đến là giới thiệu quảng bá với bạn bè trên
khắp năm châu.
Nâng cao văn hóa là vấn đề nhệ trọng, một phần
tác động tích cực đến đạo đức dân tộc, do đó không thể coi nhẹ, xem thường. Bên
cạnh việc giữ gìn sự trong sáng của nền văn hóa, phải thường xuyên, tích cực bồi
tụ, vun đắp, nâng cao “sức đề kháng văn hóa” cho các đối tượng đặc biệt là đối
với thanh thiếu niên. Nâng cao sức đề kháng văn hóa chính là tăng cường khả
năng phòng ngừa, bảo vệ, chống lại các sản phẩm văn hóa, thông tin độc hại từ bên
ngoài xâm nhập vào nước ta.
Thực tế luôn chứng minh, đảm bảo “an ninh văn hóa”
có vai trò to
lớn đối với việc gìn giữ và phát huy văn hóa. Một dân tộc nếu không nâng cao “sức
đề kháng văn hóa” sẽ là điều kiện để các yếu tố xấu độc xâm nhập và ảnh hưởng. Do
đó, nâng cao “sức đề kháng văn hóa” là góp phần giữ gìn cội nguồn và đẩy lùi những
yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến nền văn hóa của quốc gia, dân tộc.
Nhận diện và đấu tranh với biểu hiện
“tự chuyển hóa” về văn hóa là nội dung quan trọng và cấp thiết, song hành cùng
với việc đấu tranh phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Do đó cần sự
chung thay vào cuộc của các cấp, các ngành và toàn xã hội cùng chung tay góp sức
bồi đắp, tích cực nâng cao “sức đề kháng văn hóa” cho dân tộc trong giai đoạn hiện
nay. Việc nhân rộng, tuyên truyền nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc góp phần bồi
tụ nên giá trị tinh hoa văn hóa dân tộc, đồng thời là giải pháp căn cơ bảo đảm
cho những giá trị, tinh hoa văn hóa không bị pha trộn, mất gốc.
Hoàng Thị Mỹ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét