Mạng
xã hội là một sản phẩm công nghệ được đón chào mạnh mẽ nhất trong những năm
qua. Mạng xã hội tác động sâu sắc đến đời sống tinh thần của đại đa số người
dân đặc biệt là giới trẻ. Qua các ứng dụng đọc báo, Facebook, Zalo, youtobe, … người
dùng có thể tiếp cận với những thông tin tích cực, có điều kiện giao lưu, trao
đổi làm phong phú thêm đời sống tinh thần, giải tỏa những căng thẳng, làm con người xích lại gần nhau hơn, xóa mờ đi những khoảng cách về địa lý và
văn hóa.
Trước
hết, mỗi người cần là những “độc giả thông thái”, không bị tác động tâm lý và ảnh hưởng bởi những dư luận đó.
Người đọc phải xây dựng cho mình bản lĩnh vững vàng, có niềm tin tuyệt đối
vào sự lãnh đạo của Đảng, sự công tâm của pháp luật. Trước mỗi thông tin dù
tích cực hay tiêu cực, chúng ta cần bình tĩnh lắng nghe, xem xét thấu đáo và
đánh giá vấn đề dưới các góc nhìn khác nhau. Những thông tin được truyền tải
trên mạng xã hội tác động vào mọi giác quan của con người thông qua các kênh
hình ảnh, âm thanh, chữ viết và bị chi phối mạnh mẽ bởi cảm xúc của người đưa
thông tin. Những cảm xúc đó được lây lan theo quy luật, phản ứng tự nhiên của
người xem là muốn được chia sẻ, bày tỏ quan điểm, thái độ ngay tức thời, khi mà
bản thân chưa kịp có thời gian để suy xét thấu đáo hay lắng nghe từ nhiều phía.
Và dư luận được hình thành, được dẫn dắt một cách nhanh chóng tạo sự quan tâm của
đông đảo cộng đồng. Chỉ đến khi các cơ quan chức năng vào cuộc, làm rõ đúng sai
thì thông tin chính thống được xác lập, dư luận được dập tắt. Vì vậy, đứng trên
lập trường của những người yêu nước, yêu lẽ phải, chúng ta cần bình tĩnh, có
cái nhìn khách quan và có phản ứng phù hợp, tự tạo cho mình “kháng thể” trước những
thông tin xấu, độc trên mạng xã hội, tránh bị đối tượng xấu trên mạng xã hội dẫn
dắt, lôi kéo dẫn đến vi phạm pháp luật.
Thứ hai, có phản ứng phù hợp nhằm hạn chế lan
truyền thông tin. Tuyệt đối không tham gia vào các hội nhóm, không chia sẻ
(Share), bấm nút thích (like) hoặc bình luận (Comment) dưới các thông tin có
tác động tiêu cực đến suy nghĩ, tình cảm, đặc biệt là các thông tin bôi xấu tác
tổ chức, cá nhân để tránh việc vô tình trở thành cầu nối giúp lan tỏa
thông tin xấu, độc.
Thứ ba, chúng ta cần có kỹ năng công nghệ thông
tin nhất định để chặn các nick ảo, lọc, xóa, báo xấu... các thông tin xấu, độc
trên mạng xã hội để không cho các thông tin đó lan truyền dễ dàng.
Thứ tư, mỗi cá nhân cần phải có trách nhiệm lan tỏa
những thông tin chính thống, chất lượng, chuẩn mực nhằm truyền tải những hình ảnh
đẹp, góp phần củng cố niềm tin vào một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh từ
đó tạo khả năng “miễn dịch” với những thông tin xấu, độc.
Xây
dựng bản lĩnh vững vàng, bình tĩnh phản ứng trước những làn sóng dư luận trên mạng
xã hội góp phần nâng cao năng lực chống
lại thông tin xấu, độc đồng thời hạn chế, ngăn ngừa những tác động tiêu cực,
góp phần ổn định chính trị, xã hội của đất nước đồng thời xây dựng môi trường
văn hóa mạng, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hoàng Thị Mỹ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét