19/5/22

PHÊ PHÁN CHIÊU TRÒ DÂN CHỦ GIẢ HIỆU CỦA VIỆT HOÀNG

Vừa qua, trên Bloger của Thongluan.org Việt Hoàng có bài viết: “Việt Nam cần có dân chủ trước khi quá muộn” cho rằng, Việt Nam không có dân chủ, đang duy trì chế độ độc tài. Đảng cộng sản đang là chướng ngại vật trên con đường phát triển của đất nước. Thực tế, Việt Hoàng đang xuyên tạc chế độ dân chủ và phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.


Thứ nhất, phải khẳng định rằng “chế độ độc tài là một thể chế nhà nước chuyên quyền mà ở đó một cá nhân hoặc một nhóm người với quyền lực không giới hạn cai trị, và họ có thể dùng những biện pháp trù dập những người đối lập để duy trì quyền lực. Chế độ độc tài là một thể chế nhà nước có quyền lực, cầm quyền không được nhân dân ủng hộ, chế độ độc tài đối lập với chế độ dân chủ Nhân dân”. Dân chủ ở Việt Nam là dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đây là bản chất của chế độ chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Hiến pháp năm 2013 quy định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, dân chủ có nghĩa “dân là chủ” và “người dân làm chủ”, quần chúng nhân dân là lực lượng cách mạng đông đảo nhất trực tiếp thực hiện đường lối cách mạng, biến đường lối cách mạng của Đảng thành hiện thực. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của nhân dân, không có sự đoàn kết, sáng tạo của quần chúng nhân dân sẽ thất bại. Dân chủ chính là biểu hiện quan điểm giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội, là nhân tố tạo ra sự ổn định, phát triển và thịnh vượng. Dân chủ ở Việt Nam được vận hành theo cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, dân chủ ở cơ sở với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Vậy, thử hỏi Việt Hoàng, Việt Nam có chế độ độc tài không? có dân chủ không?

Thứ hai, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sau 35 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng. Giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990) mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm chỉ đạt 4,4% thì giai đoạn 1991-1995, GDP bình quân đã tăng gấp đôi, đạt 8,2%/năm; giai đoạn 2016-2019 đạt mức bình quân 6,8%. Mặc dù năm 2020 kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 nhưng tốc độ tăng GDP của Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới đạt 2.91%, đứng trong top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, tương đương và vượt qua một số nền kinh tế trong khu vực, kể cả một số “Con hổ” châu Á. Năm 2021, GDP tăng 2,58%, Việt Nam trở thành 1 trong 20 nước có nền kinh tế đứng đầu thế giới về thương mại. Công tác giảm nghèo của Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng. Tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 2,23% năm 2021. Nhiều chỉ số về Giáo dục phổ thông của Việt Nam được đánh giá cao trong khu vực, như: tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99% (đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN, sau Singapore); tỷ lệ học sinh đi học và hoàn thành chương trình tiểu học sau 5 năm đạt 92,08%, đứng ở tốp đầu của khối ASEAN. Vị thế các trường đại học của Việt Nam đã được nâng lên trong bảng xếp hạng châu Á và thế giới, năm 2019 xếp thứ 68/196 quốc gia trên thế giới, tăng 12 bậc so với năm 2018. Năm 2021, Việt Nam có 5 cơ sở giáo dục đại học được vào top các trường đại học tốt nhất thế giới, 11 trường đại học được vào bảng xếp hạng ở Châu Á. Việt Nam là một trong số ít quốc gia có hệ thống y tế hoàn chỉnh, tổ chức rộng khắp tới tận thôn, bản; làm chủ được nhiều kỹ thuật công nghệ cao mang tầm thế giới như: ghép chi, tim, gan, thận…; kiểm soát được nhiều dịch bệnh nguy hiểm, trong đó có COVID-19. Về quan hệ đối ngoại, đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, có quan hệ đối tác chiến lược với 17 nước (ba nước là đối tác chiến lược toàn diện) và 14 nước đối tác chiến lược; có quan hệ đối tác toàn diện với 13 nước. Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2021 của Liên Hợp Quốc công bố ngày 19/03/2021, Việt Nam tăng hạng từ thứ 83 lên 79 trong tổng số 149 quốc gia được khảo sát. Có thể khẳng định rằng, người dân Việt Nam ngày càng hạnh phúc, ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa. Với những thành tựu như vậy, thì Đảng cộng sản Việt Nam có là “chướng ngại vật trên con đường phát triển đất nước” như Việt Hoàng xuyên tạc hay không?

Việt Hoàng cần hiểu rằng hiến pháp Việt Nam khẳng định: công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí… Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định, nếu xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác sẽ bị pháp luật nghiêm trị.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

“Đảng ta là đạo đức, là văn minh” - 90 năm nhìn lại

Lịch sử vẻ vang của Đảng 90 năm qua là lịch sử chiến đấu, hy sinh, thế hệ tiếp nối thế hệ của những người Cộng sản Viê...