22/7/22

Đỗ Ngà bôi nhọ nền giáo dục Việt Nam

Trong bài viết “trăm năm trồng người” và thực tế hôm nay”, từ một số vụ việc tiêu cực, gây tranh cãi đơn lẻ, cá biệt, Đỗ Ngà đã đi quy chụp, bôi nhọ nền giáo dục Việt Nam. Y cho rằng “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” chính quyền cộng sản không làm gì cả ngoài phá hoại.  Thực chất là Y “mượn gió bẻ măng” để bôi nhọ Đảng và Nhà nước ta trong công tác lãnh đạo, quản lý nền giáo dục nói riêng, trong công tác lãnh đạo, quản lý đất nước nói chung. 


Vào đầu bài viết, Đỗ Ngà đã viện dẫn và đưa ra một nhận định hết sức chủ quan, vô căn cứ và sai lệch rằng: nói về “trồng cây” thì nông nghiệp Việt Nam như một thân xác mang trọng bệnh, nông dân phải bỏ nghề đi làm công nhân, làm dịch vụ… Ở đây ta thấy sự yếu kém về tư duy kinh tế của Đỗ Ngà, khi Y không hiểu hay cố tình vờ như không biết quy luật của tất cả các nước đi lên sản xuất lớn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì đều có sự chuyển dịch một phần lực lượng lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ. Đó là hiện tượng diễn ra phổ biến mà cả thế giới này đều biết đến. 

Sự bịa đặt, quy chụp của Đỗ Ngà cũng được thể hiện rõ khi cho rằng: cho đến nay, kế sách trồng người của Đảng Cộng sản có thể được tóm tắt trong một từ đơn giản: “thất bại”. Trong khi thực tế suốt hàng chục năm qua, nền giáo dục Việt Nam đã góp phần giáo dục, đào tạo, rèn luyện nên rất nhiều thế hệ người Việt Nam với bản lĩnh, trí tuệ, nhân cách được thế giới thừa nhận. Những thế hệ học sinh giỏi với rất nhiều giải thưởng ở các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế; những nhà khoa học, chuyên gia được các tổ chức, doanh nghiệp lớn trên thế giới trọng dụng; đội ngũ những người lao động cần cù, chăm chỉ, ham học hỏi, có tay nghề cao … Sự nghiệp “vì lợi ích trăm năm trồng người” đã giáo dục, đào tạo nên biết bao thế hệ con người Việt Nam ưu tú, từ đó góp phần vào các cuộc trường chinh đấu tranh giành độc lâp dân tộc, thống nhất đất nước, tiếp tục xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh, tươi đẹp hơn. Nguồn nhân lực được tạo ra từ nền giáo dục Việt Nam đã lập nên những kỳ tích về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, y tế, thể thao, quốc phòng, an ninh… 

Đỗ Ngà vu khống: giáo dục Việt Nam đã quên nhiệm vụ “trồng người” rồi. Trong khi thực tế là, về nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục Việt Nam, Điều 2 Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2020) đã quy định cụ thể như sau: “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”.

Không những thế, Đỗ Ngà còn mượn cớ rêu rao: trồng người thế nào mà lò ấp tiến sĩ nổ ra tràn lan, đề tài “Cầu lông” cũng biến con người thành tiến sĩ, các tiến sĩ ấy không giúp ích được gì cho đời, … Không chỉ dừng lại ở đó, Đỗ Ngà tiếp tục suy diễn, đổ lỗi, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Y bịa ra câu chuyện Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra các chính sách thường có “mùi tiền”, mang nhiều lợi ích nhóm trong đó, gây thiệt hại lớn cho học sinh và phụ huynh học sinh. Y cho rằng đó là sự lãnh đạo, quản lý nền giáo dục ở các hội phụ huynh học sinh là để vờ diễn trò dân chủ, ép buộc phụ huynh học sinh. Ở đây, ta thấy sự suy luận theo kiểu “thầy bói xem voi”, đánh đồng cái bộ phận với cái toàn thể một cách hết sức sống sượng, “đầu Ngô mình Sở” nhưng lại ẩn chứa tư tưởng phản động của Đỗ Ngà.

Vì vậy, mỗi chúng ta cần đề cao cảnh giác, không để mắc mưu trước những kẻ chuyên đi nói xấu, phá hoại công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay như Đỗ Ngà cùng đồng bọn./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

“Đảng ta là đạo đức, là văn minh” - 90 năm nhìn lại

Lịch sử vẻ vang của Đảng 90 năm qua là lịch sử chiến đấu, hy sinh, thế hệ tiếp nối thế hệ của những người Cộng sản Viê...