Núp dưới danh nghĩa “nhân quyền”, một số tổ chức thiếu thiện
chí với Nhà nước Việt Nam như “Người Bảo vệ nhân quyền”, “Theo dõi nhân quyền
thế giới” (HRW), “Tổ chức Bảo vệ ký Giả” (CPJ), “Ân xá quốc tế”… đã đưa ra những
luận điệu xuyên tạc, nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam, vu cáo rằng “Đàn áp nhân
quyền Việt Nam 2020 gia tăng”.
Những luận điệu phi lý
Ngày 30/12/2020, trang mạng của đài VOA tiếng Việt đăng tải bài viết với tiêu đề “Giới hoạt động: Đàn áp nhân quyền Việt Nam 2020 gia tăng”. Bài viết trên đã dẫn lời của một số người mà họ cho là “nhà hoạt động nhân quyền” ở Việt Nam, của các tổ chức “nhân quyền” như: “Người Bảo vệ nhân quyền”, “Theo dõi nhân quyền thế giới” (HRW), “Tổ chức Bảo vệ ký Giả” (CPJ), “Ân xá quốc tế”… với những lời lẽ xuyên tạc về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Trả lời phỏng
vấn đài VOA tiếng Việt, Trần Bang đã đưa ra những luận điệu xuyên tạc rằng:
“Năm 2020 chính quyền gia tăng đàn áp, ví dụ như Hội Nhà báo Việt Nam độc lập,
các thành viên bị bắt như Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn, Phạm Chí Thành;
hay trường hợp của bà Phạm Đoan Trang, Đinh Thị Thu Thủy và rất nhiều các
trường hợp khác nữa”. Không những vậy, Trần Bang còn xuyên tạc: “Đàn áp nhân
quyền ngày càng gia tăng, trong đó có nhiều người bị bắt vì viết bài trên
facebook. Họ chỉ nói lên sự thật”.
Vũ Quốc Ngữ -
đối tượng đứng đầu tổ chức “Người Bảo vệ nhân quyền” (Defense The Defenders) vu
cáo “tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ tại Việt Nam trái ngược hẳn với các
lời tuyên truyền của chế độ”. Vũ Quốc Ngữ đã đưa ra những số liệu sai lệch
rằng, theo thống kê của tổ chức “Người Bảo vệ nhân quyền”, trong năm 2020, chính
quyền Việt Nam bắt giữ 31 người hoạt động và 29 người hoạt động về quyền đất
đai, đồng thời Việt Nam kết án 22 nhà hoạt động với mức án từ 9 tháng đến 12
năm tù.
Trong khi đó,
tiếp tục lặp lại những luận điệu trước đây, Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ
trách khu vực châu Á của tổ chức HRW xuyên tạc rằng: “Quả là một năm rất tồi tệ
đối với nhân quyền ở Việt Nam. Chắc chắn chúng ta sẽ thấy nhiều vụ bắt bớ và
truy tố nữa diễn ra trước Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam”.
CPJ thì cố tình
xuyên tạc Việt Nam là một trong các quốc gia “đặc biệt thành thạo” trong việc
“tống giam và sách nhiễu các ký giả và gia đình họ” cũng như “tham gia vào việc
kiểm duyệt Internet và mạng xã hội”. Tổ chức này cố ý đưa ra những số liệu
thiếu khách quan, phản ánh sai lệch về tình hình nhân quyền tại Việt Nam khi
cho rằng “hiện nay có 15 nhà báo bị giam giữ tại Việt Nam và nhiều nhà hoạt
động vì các quyền tự do khác, như quyền tự do tín ngưỡng, đã bị bắt, tuyên phạt
với các bản án khắt khe, phải chịu chế độ quấy rối có hệ thống và kể cả bị ép
cung, tra tấn”.
“Nhà
hoạt động nhân quyền” hay kẻ vi phạm pháp luật?
Lý do được các
cá nhân, tổ chức trên đưa ra để minh chứng cho luận điệu “Việt Nam gia tăng đàn
áp nhân quyền” là trong năm 2020, chính quyền đã gia tăng đàn áp, bắt giữ các
“nhà hoạt động nhân quyền” như Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn, Phạm Đoan
Trang, Phạm Chí Thành, Đinh Thị Thu Thủy...
Vậy, Nguyễn
Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn, Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Thành, Đinh Thị Thu
Thủy... là “nhà hoạt động nhân quyền” hay là những đối tượng vi phạm pháp luật?
Để có một cái nhìn khách quan và toàn diện, tác giả bài viết xin được lược
trích một số thông tin về những nhân vật này:
Nguyễn Tường
Thụy sinh năm 1950 tại Nam Định, trú tại phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân,
Hà Nội. Năm 20 tuổi, Nguyễn Tường Thụy tham gia quân đội. Sau ngày giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước, Nguyễn Tường Thụy công tác tại một đơn vị thuộc
Bộ Quốc phòng, với chức vụ trợ lý kế hoạch. Vì bất mãn, tiêu cực, năm 1993,
Nguyễn Tường Thụy xin nghỉ hưu.
Từ năm 2011,
Nguyễn Tường Thụy bắt đầu tham gia và là “nòng cốt” của nhiều hội, nhóm trái
pháp luật trên không gian mạng, như: Tham gia và giữ vai trò Phó Ban điều hành
của cái gọi là “Hội Bầu bí tương thân”, Phó Chủ tịch của cái gọi là “Hội Nhà
báo độc lập Việt Nam”, thành viên của “Hội anh em dân chủ”… Cũng từ năm 2011,
Nguyễn Tường Thụy thường xuyên tham gia các cuộc tụ tập đông người, biểu tình
trái pháp luật dưới danh nghĩa “chống Trung Quốc xâm lược”, “bảo vệ môi
trường”, “bảo vệ cây xanh”… tại Hà Nội.
Do có những hành
vi quá khích, gây mất trật tự công cộng nên Nguyễn Tường Thụy đã bị Công an
quận Hoàn Kiếm xử phạt vi phạm hành chính 3 lần, vào các ngày 5/8/2012;
9/12/2012 và 1/6/2013 về hành vi “gây rối trật tự công cộng” với mức phạt cảnh
cáo. Năm 2013, Nguyễn Tường Thụy đã trực tiếp tham gia ký cái gọi là “Tuyên bố
258” của “Mạng lưới Blogger Việt Nam”, yêu cầu xóa bỏ Điều 258 Bộ luật Hình sự
năm 1999.
Với vai trò là
Phó Chủ tịch của cái gọi là “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”, Nguyễn Tường Thụy
thường xuyên thu thập tin tức về các sự kiện nhạy cảm, tiêu cực, các vấn đề xã
hội đang được dư luận quan tâm, qua đó đả kích, xuyên tạc đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kêu gọi đa nguyên, đa đảng đăng
tải trên trang blog cá nhân (ntuongthuy.blogspot.com), facebook cá nhân (Nguyễn
Tường Thụy) và website của “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” (vietnamthoibao.org).
Ngày 18/5/2020,
Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố bị
can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Nguyễn Tường Thụy về
tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm
nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự.
Ngày 23/5/2020, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã thực hiện
lệnh bắt bị can để tạm giam và khám xét nơi ở đối với Nguyễn Tường Thụy. Ngày
5/11/2020, TAND TP Hồ Chí Minh tuyên phạt Nguyễn Tường Thụy 11 năm tù.
Phạm Thị Đoan
Trang, sinh năm 1978 tại Hà Nội. Từng học trung học tại Trường Hà Nội - Amsterdam,
tốt nghiệp Khoa Kinh tế, Đại học Ngoại thương Hà Nội và từng là một phóng viên,
nhưng do bị tác động, lôi kéo của các đối tượng có tư tưởng chống chế độ, Phạm
Thị Đoan Trang đã có nhiều hoạt động vi phạm pháp luật. Không chỉ tích cực tham
gia các cuộc biểu tình, gây rối an ninh, trật tự, thành lập các trung tâm như
“Trung tâm Truyền thông giáo dục cộng đồng”, viết bài cho “Nhịp cầu thế giới”…
Phạm Đoan Trang còn gia nhập tổ chức “VOICE” và trở thành một thành viên của tổ
chức khủng bố “Việt tân”.
Phạm Thị Đoan
Trang đã được tổ chức “VOICE” đưa ra nước ngoài đào tạo về cách thức chống phá
chính quyền, hoạt động “bất bạo động”. Phạm Thị Đoan Trang thành lập “Nhà xuất
bản tự do” thường xuyên xuất bản các sách, tài liệu có nội dung đả phá chính
quyền, công kích chế độ. Chỉ trong ít năm gần đây, Phạm Thị Đoan Trang đã viết,
in ấn và tán phát hàng chục cuốn sách có nội dung chống phá chính quyền, hướng
dẫn cách thức lật đổ chính quyền, như: “Chính trị bình dân”, “Cẩm nang nuôi
tù”, “Phản kháng phi bạo lực”, “Chúng ta làm báo”…
Với những hành
vi vi phạm pháp luật trên, ngày 7/10/2020, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP
Hà Nội đã chủ trì phối hợp với Công an TP Hồ Chí Minh thi hành Lệnh bắt bị can
để tạm giam, khám xét khẩn cấp đối với bị can Phạm Thị Đoan Trang về tội “Tuyên
truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, quy định tại Điều 88
Bộ luật Hình sự 1999 và Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin,
tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam quy định tại Điều 117 Bộ
luật Hình sự 2015.
Phạm Chí Thành
(còn gọi là Phạm Thành), sinh năm 1952 tại Thanh Hóa; trú tại phường Đồng Tâm,
quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, nguyên cán bộ Đài Tiếng nói Việt Nam nghỉ hưu. Phạm
Chí Thành đã lập và sử dụng blog "Bà đầm xòe" (badamxoe.wordpress.com)
viết, đăng tải các bài viết có nội dung tiêu cực. Do vậy, năm 2008, Đài Tiếng
nói Việt Nam đã quyết định cho Phạm Chí Thành thôi giữ chức vụ Phó Trưởng phòng
Báo Tiếng nói Việt Nam.
Từ năm 2013,
Phạm Chí Thành thường xuyên sử dụng blog "Bà đầm xòe" và facebook
"Phạm Thành" đăng tải các bài viết có nội dung xuyên tạc tình hình
chính trị, kinh tế, xã hội đất nước; công kích các đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà
nước và lực lượng Công an; soạn thảo nhiều tài liệu có nội dung sai sự thật,
chống phá Nhà nước như: "Cô hồn xã nghĩa", "Giáp chiến cộng
sản"… Tháng 9/2019, Phạm Chí Thành đăng bài giới thiệu một cuốn sách trên
blog "Bà đầm xòe" và facebook cá nhân "Phạm Thành” với nội dung
xuyên tạc, xúc phạm lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.
Như vậy, có thể
thấy rằng, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Thị Đoan Trang, Phạm Chí Thành, hay Lê Hữu
Minh Tuấn, Đinh Thị Thu Thủy... thực chất là những đối tượng vi phạm pháp luật.
Bản thân họ không phải là “nhà dân chủ”, hay “nhà hoạt động nhân quyền” mà thực
chất chỉ là những kẻ lợi dụng “dân chủ”, “nhân quyền”, giả danh “dân chủ”,
“nhân quyền” để chống phá Đảng, Nhà nước, vi phạm pháp luật.
Ở Việt Nam hay
bất kỳ quốc gia nào, những đối tượng vi phạm pháp luật đều phải được xử lý
nghiêm minh. Hoàn toàn không có chuyện bắt, xử lý những đối tượng vi phạm pháp
luật nay lại bị coi là “gia tăng đàn áp nhân quyền” như những luận điệu mà các
cá nhân, tổ chức trên đưa ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét