Liên quan đến việc xét xử Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn với tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", mới đây Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc lại có phát ngôn thiếu thiện chí, cáo buộc Việt Nam vi phạm dân chủ.
Thực tế, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) mà Việt Nam là thành viên tham gia có quy định về quyền tự do ngôn luận của con người. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần trong quy định tại Điều 19 của Công ước này và Cao ủy nhân quyền Liên hiệp quốc chỉ đề cập đến phần “quyền” và cố tình phớt lờ đi nửa kia của quy định, đó là trách nhiệm, nghĩa vụ của con người khi thực hiện quyền đó. Xin trích dẫn đầy đủ nội dung của điều này trong Công ước:
“Điều 19.
1. Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp.
2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội”
(Trích Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị theo Nghị quyết số 2200 (XXI) ngày 16/12/1966 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Có hiệu lực ngày 23/3/1976).
Như vậy, rõ ràng, khoản 3 của điều 19 đã đề cập đến nghĩa vụ và trách nhiệm của con người khi thực hiện quyền tự do ngôn luận: Thứ nhất là tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác, nghĩa là không xâm hại, gây tổn hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân khác trong xã hội; Thứ hai là tôn trọng lợi ích quốc gia, trật tự công cộng và quy chuẩn đạo đức của cộng đồng, xã hội.
Do vậy, nếu như vậy, đối chiếu với các hành vi của các đối tượng Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn mà cơ quan tố tụng buộc tội thì hoàn toàn không có gì phải tranh cãi. Ba đối tượng này đã thành lập nên “Hội nhà báo độc lập Việt Nam” và viết, đăng tải… trê Twitter, Youtube, facebook các bài viết xuyên tạc về tình hình Việt Nam, xuyên tạc, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước… Rõ ràng, việc “tự do ngôn luận” theo cách nói của Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc đã xâm hại tới trật tự pháp luật, lợi ích của Nhà nước Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét