Trước tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, Đảng và Nhà nước ta đã kiên quyết xử
lý và bước đầu có kết quả nhất định được đông đảo nhân dân đồng tình, ủng hộ.
Thế nhưng, các thế lực thù địch lại tỏ ra hằn học, tung ra những
luận điệu sai trái hòng xuyên tạc công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay.
Các thế lực thù địch cho rằng, tình trạng tham nhũng ở Việt Nam là một “quốc nạn không có thuốc chữa” và nguyên nhân của tham nhũng bắt nguồn từ yếu tố “Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền”. Vì vậy, “Cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam không thể thành công được”. Đặc biệt, chúng suy diễn rằng “việc xử lý các vụ án tham nhũng vừa qua vẫn là “giơ cao đánh khẽ”, thực chất đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam chỉ là trò “đấu đá nội bộ” hay “thanh trừng giữa các phe phái” lẫn nhau”. Đây là những luận điệu hết sức thâm độc nhằm chia rẽ nội bộ Đảng, Nhà nước; giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta; gieo rắc tâm lý hoài nghi, dao động, làm cho nhân dân ta dần dần mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ của một bộ phận cán bộ, đảng viên có lập trường tư tưởng không vững vàng, yếu kém về chính trị tư tưởng. Không những thế, chúng còn ngụy biện rằng, tình trạng tham nhũng ở Việt Nam là do chế độ “độc đảng” nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng ta trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay. Do vậy, chúng ta cần hết sức tỉnh táo nhận diện những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, kịp thời đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, thù địch, lệch lạc của chúng.
Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã huy động được sức mạnh
tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân
tham gia xây dựng Đảng, đấu tranh có hiệu quả trong phòng, chống tham nhũng, kịp
thời ngăn chặn, đẩy
lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính
trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội
bộ. Điều đó không
chỉ nâng cao chất lượng tổ chức đảng, đảng viên mà còn góp phần rất quan trọng trong
thực hiện nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước
trong tình hình mới. Do vậy, các thế lực thù địch cho rằng “Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng Cộng
sản Việt Nam không thể thành công được” là xuyên tạc thực tế ở nước ta hiện
nay. Hơn nữa, theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, “phần lớn tham nhũng xảy ra ở các
quốc gia có chế độ đa đảng, tam quyền phân lập”. Ở châu Á, tình trạng tham
nhũng tuy không nhiều nhưng vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp. Do đó, việc các
thế lực thù
địch khẳng định tham nhũng chỉ xảy ra ở những nước có chế độ một đảng duy nhất
lãnh đạo như Việt Nam là hoàn toàn trái với thực tế, chúng
đã xuyên tạc bản
chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trên
thực tế tham nhũng là
“khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực, là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn
vong của chế độ ta; tham nhũng tồn tại ở tất cả các quốc gia, các chế độ
chính trị xã hội khác nhau mà không dễ gì để xóa bỏ
được nó tận gốc.
Chính vì vậy, phòng, chống tham nhũng, chúng ta phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, thường xuyên,
liên tục, “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”.
Chúng còn cho rằng “công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Việt Nam là
“giơ cao, đánh khẽ”, “thanh trừng bè phái trong nội bộ” là rất phản động, cố
tình xuyên tạc nhằm phủ nhận vai trò, năng lực lãnh đạo
của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Trên thực tế, Đảng
ta đã xử lý chính xác, kịp thời, đúng người, đúng tội những cán bộ,
đảng viên vi phạm, trong đó có cả cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý
nhằm làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, làm cho Đảng ta ngày
càng trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ,
thật sự xứng đáng với
niềm tin của nhân dân đối với Đảng, chứ không phải như những luận điệu của
các thế lực thù
địch xuyên tạc.
Trong thời gian tới, để tiếp tục phòng, chống tham nhũng và
làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá, xuyên tạc những
kết quả đã đạt được trong phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước, mỗi cán bộ, đảng viên, quần chúng
phải tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc những nội dung cơ bản của Nghị quyết
Trung ương 4 khóa XII, XIII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn,
đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, phòng chống tham nhũng; nhất là,
Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh
xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi,
xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống.
Đồng thời,
tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Ban Chỉ đạo
Trung ương; thực hiện tốt chủ trương thành lập và phát huy vai trò của Ban Chỉ
đạo cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do
đồng chí bí thư tỉnh ủy, thành ủy làm trưởng ban.
Thực hiện
công tác phòng, chống tham nhũng trong giai
đoạn hiện nay là nhiệm
vụ đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống
chính trị. Đặc biệt, là không có “vùng cấm”, không
có “ngoại lệ”, không có “đặc quyền” đối với bất kỳ ai. Do đó, với quan điểm
trên, luận điệu xuyên tạc: “Phòng chống tham nhũng là đấu đá nội bộ, tranh
giành quyền lực”; “Đảng không thể đấu tranh phòng, chống tham nhũng”… là hoàn
toàn vô căn cứ.
Nhận thức sâu sắc vấn đề này, mỗi cá
nhân chúng ta cần nhận diện đúng những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù
địch. Nâng cao nhận thức bản thân để biết phân biệt được đúng, sai; không cổ
súy, lan truyền thông tin xấu gây hại cho Đảng và Nhà nước góp phần chung vào
sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.
Đỗ Đức Quân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét