26/1/21

Lại kiểu "khóc thuê" sau phiên tòa

Sáng 5/1, TAND TP Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm Phạm Chí Dũng (SN 1966), Nguyễn Tường Thụy (SN 1950), Lê Hữu Minh Tuấn (SN 1989) cùng về tội “Làm, tàng trữ, tán phát hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam"...

Lợi dụng việc các thành viên “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” bị đưa ra xét xử với tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, các đối tượng chống đối trong nước và một số đài, báo bên ngoài ngay lập tức tung hứng, cổ súy cho những đối tượng bị kết án; đồng thời thông qua đó chỉ trích Đảng, Nhà nước và khuyến khích các đối tượng khác tiếp tục làm theo những hành vi sai trái. Vì vậy, cần nhìn nhận thấu đáo bản chất, xu hướng của công thức quen thuộc này, cảnh giác không để các đối tượng tác động, hướng lái.

21/1/21

Giữ vững mùa xuân biên cương

QĐND Online - Đồn Biên phòng Tổng Cọt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng) là một trong những đồn biên phòng xa xôi và khó khăn nhất trên địa bàn tỉnh, thực hiện nhiệm vụ quản lý 14,5km đường biên giới phía Bắc của nước ta. Những ngày giáp Tết Nguyên đán, tình hình xuất nhập cảnh trái phép trên địa bàn diễn ra phức tạp, đặt ra yêu cầu cho đơn vị phải tăng cường hoạt động tuần tra, giám sát để vừa ngăn chặn xuất, nhập cảnh trái phép, vừa ngăn dịch Covid-19 xâm nhập vào nước ta...

Gác lại bao nỗi niềm riêng, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tổng Cọt luôn nêu cao ý chí quyết tâm, khắc phục mọi khó khăn, bảo đảm trật tự nơi biên cương để góp phần đem lại cái Tết an toàn, sung túc cho nhân dân.

Phóng viên Báo Quân đội nhân dân Điện tử đã có mặt tại các lán, chốt phòng dịch khu vực biên giới xã Tổng Cọt, huyện Hà Quảng do Đồn Biên phòng Tổng Cọt quản lý và ghi lại những hình ảnh hoạt động của cán bộ, chiến sĩ biên phòng những ngày đông lạnh giá vừa qua.

TIẾN ĐẠT - CHU ANH - ĐÌNH ĐỨC (thực hiện)

ảnh slide
 Chỉ huy Đồn Biên phòng Tổng Cọt triển khai nhiệm vụ tuần tra phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép cho cán bộ, chiến sĩ tại chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 vùng giáp biên.

20/1/21

Những luận điệu phi lý núp bóng “nhân quyền”

Núp dưới danh nghĩa “nhân quyền”, một số tổ chức thiếu thiện chí với Nhà nước Việt Nam như “Người Bảo vệ nhân quyền”, “Theo dõi nhân quyền thế giới” (HRW), “Tổ chức Bảo vệ ký Giả” (CPJ), “Ân xá quốc tế”… đã đưa ra những luận điệu xuyên tạc, nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam, vu cáo rằng “Đàn áp nhân quyền Việt Nam 2020 gia tăng”.


Những luận điệu phi lý

Ngày 30/12/2020, trang mạng của đài VOA tiếng Việt đăng tải bài viết với tiêu đề “Giới hoạt động: Đàn áp nhân quyền Việt Nam 2020 gia tăng”. Bài viết trên đã dẫn lời của một số người mà họ cho là “nhà hoạt động nhân quyền” ở Việt Nam, của các tổ chức “nhân quyền” như: “Người Bảo vệ nhân quyền”, “Theo dõi nhân quyền thế giới” (HRW), “Tổ chức Bảo vệ ký Giả” (CPJ), “Ân xá quốc tế”… với những lời lẽ xuyên tạc về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Nhận diện chiêu trò chống phá hoạt động của Quốc hội nước ta hiện nay

Các kỳ họp Quốc hội là nơi đại biểu Quốc hội thay mặt cử tri và nhân dân cả nước bàn bạc, quyết sách những vấn đề quan trọng của đất nước. Đây cũng là lúc những kẻ núp bóng “dân chủ, nhân quyền” không từ mọi thủ đoạn để suy diễn, xuyên tạc. Những chiêu trò đó cần nhận diện như sau:


Thứ nhất, họ ra sức xuyên tạc vị trí, vai trò, chức năng của Quốc hội, xuyên tạc, vu khống Quốc hội hoạt động không hiệu quả, thậm chí họ xem các kỳ họp Quốc hội là không cần thiết, cố tình xóa bỏ những kết quả trong hoạt động của Quốc hội. Mặt khác, phủ nhận mối quan hệ giữa Đảng với Quốc hội, đòi hỏi Quốc hội là tổ chức độc lập. Thậm chí, họ cho rằng Đảng hoạt động ngoài hiến pháp và pháp luật, yêu cầu phải xóa bỏ Điều 4, Hiến pháp nước ta.

19/1/21

SỰ LƯƠN LẸO CỦA CAO ỦY NHÂN QUYỀN LIÊN HIỆP QUỐC

Liên quan đến việc xét xử Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn với tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", mới đây Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc lại có phát ngôn thiếu thiện chí, cáo buộc Việt Nam vi phạm dân chủ.
Cụ thể cơ quan này của Liên hiệp quốc đã viện dẫn Điều 19 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và cáo buộc Việt Nam “bắt giữ tùy tiện”, vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân đã được quy định trong công ước này.

18/1/21

Đập tan chiêu trò bịa đặt về nhân sự đại hội Đảng

Từ trước thềm Hội nghị Trung ương (HNTƯ) 12 (khóa XII), đến nay, trên các trang mạng nước ngoài và một số tài khoản blog, facebook cá nhân... đã chủ ý đăng tải nhiều thông tin xuyên tạc, thất thiệt và cố tình suy diễn về công tác chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành (BCH) Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026.



Các luận điệu hồ đồ quy chụp rằng, công tác chuẩn bị nhân sự Trung ương bị chi phối quyết định bởi “nhóm lợi ích” từ một bộ phận quan chức Trung ương, ép buộc vận hành theo một kịch bản đã được lên sẵn.

Cảnh giác với chiêu trò tung hô nhảm nhí về nhân sự trước thềm đại hội đảng

Thời gian này, đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường, là mối nguy hại ảnh hưởng đến các mặt đời sống chính trị, kinh tế-xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Cảnh giác với chiêu trò tung hô nhảm nhí về nhân sự trước thềm đại hội đảng
Ảnh Minh họa

Thay vì chung tay phòng, chống dịch bệnh, nhiều tài khoản ở các trang mạng xã hội, một số website của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại đăng tải, chia sẻ dưới nhiều hình thức những thông tin xấu độc, bịa đặt về công tác nhân sự (CTNS) đại hội đảng các cấp, nhân sự Đại hội XIII của Đảng.

Cảnh giác với hiện tượng gieo mầm, nuôi dưỡng đối tượng phản biện xã hội tiêu cực

Mở rộng dân chủ, tăng cường phản biện tích cực, lắng nghe những ý kiến đóng góp tâm huyết của nhân dân là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Hưởng ứng tinh thần ấy, các hoạt động phản biện, phản biện xã hội (PBXH) thời gian qua diễn ra khá sôi động và mang lại những kết quả tích cực. Thế nhưng, một thực tế rất đáng quan tâm là cả trong và ngoài nước xuất hiện một số người lợi dụng PBXH để gây nhiễu thông tin, làm rối tình hình, kích động, hòng tạo ra những mâu thuẫn trong xã hội. Lợi dụng tình hình này, các thế lực thù địch, một số tổ chức phản động đã móc nối, gieo mầm, nuôi dưỡng các đối tượng PBXH để sử dụng làm công cụ chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Cảnh giác với hiện tượng gieo mầm, nuôi dưỡng đối tượng phản biện xã hội tiêu cực

Không phủ nhận hiệu quả tích cực từ phản biện xã hội

Theo cách hiểu phổ quát, PBXH là sự tương tác, giao thoa qua lại về quan điểm, tư duy của các lực lượng, thành phần trong xã hội trước những vấn đề thuộc chủ trương, chính sách, thể chế... có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của các thành viên trong xã hội. Thông qua việc lắng nghe, tiếp thu những ý kiến phản biện xác đáng, có cơ sở khoa học mà các chủ trương, chính sách, thể chế... của cộng đồng ngày càng phù hợp, đáp ứng tốt hơn với những đòi hỏi của thực tiễn.

15/1/21

Phê phán quan điểm “không có thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội”


Hiểu biết sâu sắc về thời đại giúp chúng ta tìm thấy xu hướng tất yếu trong vô vàn những hiện tượng phức tạp, mang tính ngẫu nhiên của đời sống xã hội. Đó cũng là cách giúp chúng ta nhìn xa trông rộng, nắm bắt khuynh hướng và quy luật phát triển của nhân loại để vừa có thể lựa chọn được hướng đi phù hợp với sự phát triển của lịch sử; lường trước được những thách đố phức tạp, tránh được những vấp váp sai lệch; từ đó không bị chao đảo hoặc bị cuốn trôi trước phong ba bão táp của đời sống chính trị quốc tế.

Phê phán các luận điệu xuyên tạc về đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam

Vấn đề đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị và mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam luôn bị các thế lực cơ hội, thù địch quan tâm, chống phá. Bởi đây là vấn đề hệ trọng, liên quan đến sự ổn định và phát triển đất nước, đặc biệt là vào những thời điểm khó khăn. Mục tiêu sâu xa của chúng là xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xoá bỏ chủ nghĩa xã hội, thành quả cách mạng của đất nước, nhân dân ta dày công xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảngthông qua việc chống phá, gây mất ổn định, mất lòng tin, làm cho kinh tế không phát triển, xã hội tất yếu dẫn tới rối loạn, khủng hoảng và sụp đổ; hoặc làm cho chính trị rối loạn, đất nước không ổn định, kinh tế không phát triển, tất yếu cũng dẫn tới xoá bỏ chế độ chính trị.

14/1/21

TÌNH YÊU THƯƠNG ĐỒNG CHÍ, ĐỒNG ĐỘI - GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC SÁNG NGỜI TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Tình thương yêu con người nói chung và thương yêu đồng chí, đồng đội nói riêng là nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Trải qua hơn 61 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) luôn phát huy truyền thống đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau theo tư tưởng, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


          Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hy sinh tất cả cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội để hướng tới mục tiêu cuối cùng là giải phóng con người. Vì thế, vấn đề con người luôn được Bác quan tâm, chăm lo chu đáo. Trong các mối quan hệ của cuộc sống, Chủ tịch Hồ Chí Minh quy tụ vào ba mối quan hệ chủ yếu nhất, đó là: Đối với người, đối với việc và đối với bản thân mình. Người luôn quan tâm, chăm lo và đề cao nội dung “đối với người”. Đây cũng là nội dung người luôn trăn trở, để rồi trước lúc đi xa, trong bản Di chúc thắm đượm nghĩa tình Người đã dặn dò: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”.

“Tự chuyển hóa” về văn hóa mối nguy hại khôn lường

Không ồn ào, không khoa trương nhưng quá trình “tự chuyển hóa” về văn hóa lại diễn ra từ từ, ảnh hưởng lớn đến tư tưởng Nhân dân và cán bộ, chiến sĩ. Nếu không nhận thức tốt và có biện pháp phòng ngừa từ xa, nền văn nóa của Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ mai một bi “cuộc chiến tranh không thuốc súng” đầy mưu mô, tính toán của các thế lực thù địch.

                  CB, CS Đồn Biên phòng Thanh Luông, BĐBP tỉnh Điện Biên                    tăng cường tuyên truyền các ấn phẩm văn hóa cho đồng bào

Có thể gọi hoạt động “tự chuyển hóa” về văn hóa là cuộc “chiến tranh văn hóa”, đồng thời ví chúng như một “cuộc chiến không biên giới” bởi xuất phát từ vị trí, vai trò và chức năng của văn hóa. Theo Đại từ điển tiếng Việt, Văn hóa là gốc rễ, là cội nguồn làm nên sức mạnh nội sinh và sức sống của mỗi quốc gia, dân tộc. Đồng thời được ví như “giấy thông hành” để tạm phân biệt giữa các quốc gia khác nhau.

XÂY DỰNG “THẾ TRẬN LÒNG DÂN” TRONG THỜI KỲ MỚI

“Thế trận lòng dân” là một nhân tố cực kỳ quan trọng trong cấu thành sức mạnh quốc phòng, quân sự Việt Nam. Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, các bậc tiền nhân luôn quan tâm xây dựng “thế trận lòng dân” để giữ vững giang sơn gấm vóc. Kế thừa truyền thống của ông cha, Đảng, Nhà nước ta xây dựng nền quốc phòng toàn dân, của dân, do dân và vì dân.

Tình hình thế giới, khu vực đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, có ảnh hưởng đa chiều đến nền kinh tế - xã hội (KT-XH) và quốc phòng, an ninh nước ta. Dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2011-2020, xây dựng chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021 - 2030 xác định rõ: “Củng cố thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc”.

BĐBP tỉnh Điện Biên tích cực xây dựng thế trận lòng dân vững chắc

Nhận thức, quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Đảng, để xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc trong tình hình mới, trước hết cần phải đẩy mạnh phát triển KT-XH, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Bất kỳ quốc gia, dân tộc nào, đều phải thường xuyên đẩy mạnh phát triển kinh tế, chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc cho người dân. Trong thế giới phẳng hiện nay, hằng ngày mọi người đều nhận biết, lúc nào và ở đâu không làm tốt điều này, lòng dân sẽ ly tán, xã hội bất ổn, tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chẳng hạn, đại dịch Covid-19 đang lan tràn ngày càng nghiêm trọng trên toàn thế giới, cho thấy rất rõ điều gì đã và đang xảy ra. Tại nhiều nước trên thế giới, đại dịch chưa được khống chế tốt, kinh tế suy thoái, nạn thất nghiệp gia tăng, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến trật tự, an ninh, an toàn xã hội. Chính vì vậy, đẩy mạnh phát triển KT-XH, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân là giải pháp vừa cơ bản lâu dài, vừa hết sức thiết thực trong xây dựng “thế trận lòng dân”.

BÁC HỒ - TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC MÃI MÃI SÁNG NGỜI CỦA ĐẢNG VÀ NHÂN DÂN TA

Năm mươi hai năm đã trôi qua, kể từ ngày Bác Hồ đi xa, song trong lòng ta, trong trái tim của mỗi người Việt Nam chúng ta, vẫn thấy không lúc nào vắng Bác, những người chưa một lần gặp Bác, vẫn thấy Bác Hồ kính yêu, gần gũi và thân thương. Và câu: “Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”, không phải chỉ là một khẩu hiệu, mà đó chính là tấm lòng, là tình cảm sâu nặng, thắm thiết của toàn dân ta đối với Bác Hồ kính yêu.


Nhớ đến Bác Hồ kính yêu, là chúng ta nhớ ngay đến tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời của Người. Một nhà lãnh đạo đã nói: Để hiểu sự nghiệp Hồ Chí Minh chúng ta hãy đến với con người Hồ Chí Minh. Hồ Chủ tịch là một thiên tài kiệt xuất. Cái gốc, cái cốt tử trong thiên tài của Bác là đạo đức cách mạng. Một điểm nổi bật trong đạo đức cách mạng của Bác, đấy là lòng thương yêu, quý trọng đối với nhân dân, luôn luôn tin tưởng vào trí tuệ và sức mạnh của nhân dân. Có thể nói, mọi suy nghĩ, mọi hành động của Bác đều vì lợi ích của nhân dân. Người luôn đặt đời sống của mình trong đời sống của nhân dân và luôn luôn gắn bó với nhân dân. Theo số liệu của Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh thì trong 10 năm (1955 – 1965), Bác Hồ đã đi thăm cơ sở hơn 700 lần.

“Đảng ta là đạo đức, là văn minh” - 90 năm nhìn lại

Lịch sử vẻ vang của Đảng 90 năm qua là lịch sử chiến đấu, hy sinh, thế hệ tiếp nối thế hệ của những người Cộng sản Viê...