17/8/21

THẬT SAI LẦM NẾU TUYỆT ĐỐI “CÁI NÓ”

 Trên mạng internet gần đây, Mạc Văn Trang đã đăng tải bài viết với tựa đề “Sự khủng hoảng tâm lý xã hội theo cách nhìn S.Freud”. Từ việc phân tích cấu trúc nhân cách theo quan điểm của nhà tâm lý học S.Freud bao gồm, cái nó, cái tôi, cái siêu tôi, y đã tuyệt đối hóa yếu tố bản năng trong tâm lý con người, coi đó là cơ chế, nguồn cội mọi hoạt động, hành vi con người.

Cũng chính vì tuyệt đối hóa cái tôi bản năng, y giải thích một số hiện tượng tiêu cực trong xã hội ta với cái nhìn phiến diện, quy chụp nhằm âm mưu kích động, cổ súy cho các hành vi nhằm thỏa mãn bản năng, không tuân theo luật lệ xã hội. Vì vậy, cần phải tỉnh táo để nhận diện đúng vấn đề này:

S.Freud là nhà tâm lý học nổi tiếng với lý thuyết phân tâm học, người đã chỉ ra cấu trúc tâm lý con người bao gồm cái nó (cái bản năng, vô thức, hoạt động theo nguyên tắc thỏa mãn), cái tôi (hoạt động theo nguyên tắc thực tế, chịu sự thúc dục, thỏa mãn của cái nó và bị cái tôi soi xét) và cái siêu tôi (cấm đoán, kiểm duyệt, đó là chuẩn mực đạo đức, pháp luật..). Theo Ông thì cái nó là quan trọng nhất chi phối hành vi con người cả trong ý thức và vô thức. Lý thuyết này, ngay từ khi ra đời đã vấp phải sự tranh cãi quyết liệt của các nhà khoa học. Thực tế, hoạt động có ý thức của con người là chủ đạo, sẽ thật sai lầm nếu lấy cái nó, cái vô thức, cái bản năng để giải thích cho mọi hành vi của con người.

Từ đó có thể thấy, việc Mạc Văn Trang lấy cái nó để giải thích cho một số hiện tượng tiêu cực trong xã hội là cách giải thích phiến diện, đánh tráo khái niệm. Y cho rằng, trong xã hội ta các hiện tượng tham nhũng, ăn chơi sa đọa là do cái nó tầm thường, cái vô thức, cái bản năng tính dục của con người (Libido). Tuy nhiên chúng ta cũng thừa hiểu rằng, một số hành vi tiêu cực, tham nhũng, ăn chơi trong xã hội đâu phải là hành vi vô thức, hành vi theo bản năng, mà là hành vi thiếu ý thức, thiếu tu dưỡng đạo đức của một số người mà thôi, do vậy, không thể lấy một số hành vi tiêu cực trong xã hội để đánh đồng bản chất của cả xã hội. Bên cạnh đó, với âm mưu tầm thường hóa các hành động dũng cảm của các anh hùng dân tộc, Mạc Văn Trang đã giải thích các hành động anh hùng là xuất phát từ bản năng, vô thức (căm thù, hoang tưởng, đua theo nhóm). Đây cũng là cách đánh tráo bản chất khái niệm của y nhằm phủ nhận ý nghĩa, sự hy sinh đóng góp của các anh hùng giải phóng dân tộc. Bởi lẽ giữa hành động của các anh hùng và hành động liều chết là khác nhau về bản chất. Hành động anh hùng là được ý thức, giác ngộ vì mục tiêu lý tưởng của dân tộc, còn hành động liều chết chỉ xuất phát từ căm ghét cá nhân, từ vô thức, không được giác ngộ, không vì cộng đồng.

Cũng xuất phát từ lý thuyết phân tâm học, y cho rằng trong xã hội ta, vì cái luật lệ, đạo đức xã hội (cái siêu tôi) chèn ép cái nó, không cho cái nó trỗi dậy, vì thế mà người Việt ít có công trình nghiên cứu, sáng tạo lớn, không cho các nhà văn, nhà thơ tự do thể hiện cái tôi sáng tạo. Cái tôi cá nhân ở đây mà Y đề cập là cái gì? Là cái tự do vượt ra ngoài luân thường đạo lý xã hội, vượt ra khỏi khuôn khổ pháp luật cho phép. Bản chất của vấn đề này là y muốn cổ súy cho các hành động tự do để thỏa mãn nhu cầu dục vọng, nhu cầu bản năng của con người vượt xa khuôn khổ đạo đức, trật tự xã hội và quy định của pháp luật. Bởi thế, quan điểm này làm cho xã hội loạn lạc dẫn đến sụp đổ nên không thể chấp nhận được.

Có thể thấy rằng, những luận điệu của Mạc Văn Trang là vô cùng bỉ ổi hòng kích động cho các hành vi tiêu cực, tự do tùy tiện để thỏa mãn dục vọng cá nhân. Y muốn tạo dựng một xã hội hỗn loạn về đạo đức, pháp luật. Do vậy, chúng ta cần nhận diện đúng và kiên quyết đấu tranh, phản bác âm mưu thâm độc này./.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

“Đảng ta là đạo đức, là văn minh” - 90 năm nhìn lại

Lịch sử vẻ vang của Đảng 90 năm qua là lịch sử chiến đấu, hy sinh, thế hệ tiếp nối thế hệ của những người Cộng sản Viê...