Tự
do ngôn luận là quyền hiến định của công dân Việt Nam, được Hiến pháp quy định và được Nhà nước bảo đảm thực hiện trên thực
tế. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đã lợi
dụng vấn đề này để chống phá Đảng, Nhà nước, làm ảnh hưởng đến công tác phòng
chống dịch Covid - 19.
BĐBP các tỉnh hướng dẫn nhân dân nhận diện tin giả trên mạng xã hội |
Tuy nhiên, lợi dụng vấn đề đó, một bộ phận người dùng mạng xã hội, cố tình xuyên tạc, bôi
nhọ Nhà nước và Quân đội. Họ đăng tải các thông tin kích động, có tính phân
biệt vùng miền, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây ảnh hưởng tiêu cực
đến công tác phòng, chống dịch Covid-19. Hoạt động của một số trang facebook
dùng một số hình ảnh, vụ việc, câu nói, khai thác theo chiều hướng tiêu cực với
cái nhìn lệch lạc, hòng dẫn dắt, cổ súy cho những tư tưởng, hành vi chống đối,
đả phá chính sách của Đảng, Nhà nước, Quân đội. Với việc Bộ Quốc phòng tăng
cường lực lượng vào thành phố Hồ Chí Minh tham gia chống dịch, các trang mạng
xã hội phản động như: Đài Á châu tự do, fb ... ra sức tuyên truyền, xuyên tạc với lý do đưa Quân đội vào để dẹp
loạn, vô hiệu hóa lực lượng Công an, chính quyền dân sự, trắng trợn xuyên tạc
khi gắn với vấn đề “thiết quân luật”… Nhiều
trang giả mạo cơ quan nhà nước, đưa thông tin mà chúng gắn mác “tin nội bộ”,
“tin không phổ biến rộng rãi”, “tin đã kiểm chứng” để gây nhiễu loạn thông tin,
hòng lừa dối người đọc.
Với những luồng thông tin độc hại, có chủ đích đó, ít nhiều gây
hoang mang dao động ở một bộ phận người dân, đánh vào lòng tin của nhân dân với
Đảng, Nhà nước, chế độ. Vì thế, việc vạch trần thủ đoạn của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị; đồng thời, cần ngăn chặn, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm
là yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết đặt ra, nhằm “làm sạch” nguồn thông tin, bảo đảm
ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân với
Đảng, Nhà nước, chế độ, nhất là trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19 hiện
nay.
Trên thực tế, sự vào cuộc,
xử lý kịp thời vấn nạn tin giả của cơ quan chức năng được đại đa số nhân dân đồng tình, ủng hộ;
tăng tác dụng tích cực, giảm thiểu, tiến tới xóa bỏ tác động tiêu cực của “vi rút
tin giả”. Tùy thuộc tính chất, mức độ
của hành vi vi phạm mà nhà nước quy định hình thức xử lý khác nhau. Hiện nay,
những hành vi đăng tải
thông tin sai sự thật đã bị
lực lượng chức năng xử lý nghiêm minh. Điển hình là hành vi vi phạm các quy
định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội được quy định tại Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu
chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện
tử.
Có thể khẳng định, việc tham gia mạng xã hội đã và đang trở thành xu hướng của giới trẻ,
bao gồm cả giới trẻ trong Quân đội. Để việc tham gia mạng xã hội thực sự là một
hoạt động lành mạnh, đúng quy định, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, các cơ quan, đơn vị cần
tăng cường các hoạt động sau:
Một là, làm tốt công tác
tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ nâng cao bản lĩnh chính trị, tin
tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước;
nhận thức sâu sắc vai trò, trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của Quân đội và đơn
vị; nêu cao ý thức cảnh giác, chủ động phòng ngừa, đấu tranh, làm thất bại mọi
âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động; đồng
thời làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh tại cơ quan, đơn vị mình, không để
dịch bệnh xâm nhập vào đơn vị; sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
tham gia phòng, chống dịch khi có yêu cầu.
Hai là, tổ chức duy trì,
thực hiện nghiêm các quy định về việc sử dụng mạng xã hội đối với quân nhân, phổ
biến rộng rãi Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội do Bộ Thông tin và truyền
thông ban hành; nhất là đối với học viên, hạ sỹ quan, chiến sỹ. Quản lý chặt
chẽ tình hình đơn vị, các mối quan hệ và việc sử dụng các thiết bị điện tử
thông minh của quân nhân; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi
phạm; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tiến hành xử lý, ngăn chặn,
bóc gỡ kịp thời, không để tán phát trên các trang mạng xã hội và môi trường
internet những thông tin xấu, độc, gây lộ lọt bí mật nhà nước.
Ba là, tăng cường phối hợp
với cấp ủy, chính quyền địa phương trên địa bàn đóng quân tuyên truyền, vận
động nhân dân chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh; phát huy
vai trò của quần chúng trong đấu tranh tố giác tội phạm, thực hiện tốt phong
trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Bốn là, phát huy vai trò
tích cực, chủ động của mọi quân nhân, trước hết là đoàn viên, thanh niên trong
Quân đội đối với việc tự phòng, chống tác động tiêu cực của việc sử dụng mạng
xã hội; chủ động đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi thông tin xấu độc trên mạng xã
hội bằng những hình thức, phương pháp phù hợp.
Nhận thức đúng, trách nhiệm cao, ý chí quyết tâm, khắc phục khó
khăn, hoàn thành nhiệm vụ là định hướng quan trọng đối với mọi quân nhân trong
thực hiện nhiệm vụ. Đây cũng chính là phương pháp củng cố bản lĩnh chính trị, đấu tranh có hiệu quả với các luận điệu,
thủ đoạn tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội trong tình hình hiện
nay, trong đó có thủ đoạn lợi dụng quyền tự do ngôn luận để xuyên tạc sự
thật, gây hoang mang dư luận.
TH-TL
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét