“Người dân Việt Nam bị cấm truy cập mạng xã hội” đó là cú khẳng định chắc nịch của Freedom House vào những ngày cuối tháng 9 trên diễn đàn nhân quyền quốc tế. Tuy nhiên đây là khẳng định thiếu thiện chí, phản ánh sai sai sự thật về quyềnsử dụng mạng xã hội của người dân Việt Nam.
Tôi cũng khá khen cho Fr-House vì tổ chức này luôn có định kiến với Việt Nam ở bất kỳ môi trường, hoàn cảnh nào. Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên Fr-House kết luận như vậy, mà những năm trước đó đều cho thấy tổ chức này đều vu vạ cho Việt Nam là mất tự do, người dân bị “cùm”, không ai có quyền truy cập vào mạng xã hội?
Fr-House còn mặc nhiên chấm điểm cho Việt Nam ở mức 22/100 về tự do Internet. Một mức điểm để khẳng định rằng đây là quốc gia có quyền tự do Internet thấp, bị cấm đoán, hạn chế. Nhưng có một điều mà tôi thấy mâu thuẫn là những người làm việc cho Fr-House 2 năm trời dịch Covid-19 xuất hiện, không có cơ hội nhập cảnh vào Việt Nam nhưng vẫn có những đánh giá như là những người đang sống tại đất nước này. Hơn thế nữa, các nguồn tin mà Fr-House thu thập lại chủ yếu từ các tay nhà báo rởm, những kẻ chống cộng, lộng ngôn để từ đó phủ nhận thành quả nhân quyền của Việt Nam.
Quả thật không sai, một khi đã ghét, đã có định kiến thì dù có cố gắng bao nhiêu thì cũng bị chê bai, bài trừ. Chắc hẳn rằng Fr-House cũng tập hợp những con người đang có tư tưởng chống Cộng để đưa ra những phán xét lố bịch, mang định kiến cá nhân đến vậy. Thực tế hiện nay ở Việt Nam tự do Internet ra sao thì người dân hiểu, những thông tin cho rằng người dân bị cấm đoán dùng mạng xã hội có lẽ rằng chẳng ai có thể tin được.
Chính vì vậy! Qua trả lời báo chí, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thu Hằng khẳng định chắc nịch: “Đây không phải là lần đầu tiên tổ chức Freedom House đưa ra những đánh giá thiếu khách quan, định kiến dựa trên những thông tin sai sự thật về Việt Nam. Thực tế những nỗ lực thúc đẩy và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam được các nước, tổ chức quốc tế đánh giá cao tại Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc qua các chu kỳ. Do đó, báo cáo của Freedom House là vô giá trị và tôi thấy không cần thiết phải bình luận thêm” – Bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.
Không phải bàn cãi gì nữa, tốt nhất cứ đến Việt Nam mục sở thị rồi hãy phán xét, thay vì những định kiến hoặc thông qua lời nhận xét, đánh giá của người khác mà không hiểu gì về đất nước – con người Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét