Thời gian qua, các thế lực phản động, cơ hội chính trị thường xuyên lợi dụng
các vấn đề chính trị, xã hội của nước ta để chống phá Đảng, Nhà nước. Chúng tăng
cường thực hiện các hoạt động nhằm phủ nhận nền tảng lý luận của Đảng, phủ nhận vai
trò ý nghĩa cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, “kim chỉ Nam” cho mọi hành động. Dưới ánh sáng soi đường của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn và đạt được nhiều thành tựu to lớn trên con đường đi lên CNXH.
Tuy
nhiên, hiện nay lý luận về con đường đi lên CNXH của chúng ta chưa được
hoàn thiện; nhiều nội dung còn lạc hậu so với đòi hỏi của thực
tiễn, “tính vươn lên vượt trước” của lý luận để dẫn dắt chỉ đạo
hoạt động thực tiễn hiệu quả trên một số mặt còn mờ nhạt. Lợi dụng
hạn chế này, trong chiến lược diễn biến hòa bình (DBHB) chống phá
cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch ra sức công kích, phủ nhận
nền tảng lý luận của Đảng, phủ nhận vai trò ý nghĩa cách mạng và
khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Một mặt, chúng phê phán và cho rằng lý
luận hình thái kinh tế - xã hội, lý luận giá trị thặng dư và sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân… của chủ nghĩa Mác đã lỗi thời, lạc hậu;
đồng thời rêu rao, cổ súy cho các trào lưu tư tưởng phản động: chủ
nghĩa tự do mới, chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa dân tộc cực
đoan, chủ nghĩa bá quyền với vô vàn hình thức...
Thực tế các
trào lưu tư tưởng đó đã và đang được chúng tuồn vào nước ta bằng
nhiều con đường như thông qua hội nhập, giao lưu kinh tế, văn hóa, trao đổi
học thuật…; những trào lưu tư tưởng phản động đó khi được gắn và
hậu thuẫn bởi chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội… càng gia tăng sức
mạnh công phá vào nền tảng tư tưởng của Đảng, đẩy nhanh quá trình “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Chính vì vậy bổ sung hoàn thiện lý luận, đặc biệt phát huy tính vượt trước của lý luận không
chỉ là yêu cầu bức thiết trước mắt mà còn là đòi hỏi thường xuyên,
lâu dài có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng Việt Nam.
Để phát huy tính vượt trước của lý luận, phát huy
vai trò của nó cho sự nghiệp cách mạng, phòng chống DBHB, chúng ta
cần:
Một là, nâng
cao nhận thức về vai trò của lý luận, tính vượt trước của lý luận
đối với sự nghiệp cách mạng trên cơ sở quán
triệt và thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa IX)
“Về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng lý luận trong tình hình
mới”, Nghị quyết Hội nghị trung ương 5 khóa X) “Về công tác tư tưởng,
lý luận và báo chí trước yêu cầu mới”, Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày
9/10/2014, của Bộ Chính trị khóa XI “về công tác lý luận và định hướng
nghiên cứu đến năm 2030”. Đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai
thực hiện hiệu quả những yêu cầu nhiệm vụ Đại hội XIII đã đề ra
đối với công tác lý luận và giới lý luận.
Hai là, giải
quyết đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa kiên định và sáng tạo, giữa bảo vệ
và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; định hình tư duy đổi
mới trong chỉ đạo xử lý tốt mối quan hệ giữa chính trị và lý luận theo hướng chính trị đề ra mục tiêu, nhiệm
vụ, tạo môi trường, điều kiện cho công tác lý luận; còn lý luận phục vụ chính
trị bằng tư duy mở đường, dẫn đường, thiết kế tương lai, hiện thực hóa các mục
tiêu chính trị bằng khả năng đột phá và phát triển rút ngắn. “Lý luận phải
vươn lên dẫn đường và đồng hành cùng thực tiễn, “phải có tầm nhìn
vượt trước” ; phải tạo được đột phá về lý luận phát triển, khai
thông những điểm nghẽn về tư duy, nhận thức”[1]
Ba là, đẩy mạnh xây dựng
và phát huy vai trò của môi trường dân chủ trong nghiên cứu lý luận trên cơ sở thực hiện nghiêm Quy định số 285-QĐ/TW “Về dân
chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị trong các cơ quan đảng, nhà nước” đồng
thời tăng cường tổng kết thực tiễn ở tầm lý luận; đầu tư xây dựng
các cơ quan chuyên trách nghiên cứu lý luận chính trị xứng tầm, đủ vị thế, tiềm
lực thực hiện các nhiệm vụ. Khắc phục tình trạng “Đội ngũ cán bộ lý
luận đông, nhưng không mạnh, còn ít chuyên gia lý luận đầu đàn trên các lĩnh vực”,
chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ lý
luận có trình độ cao, nhất là cán bộ chiến lược, cán bộ đầu đàn, thực
hiện tốt phương châm “quý hồ tinh, bất quý hồ đa” - tức trọng chất hơn lượng
trong xây dựng đội ngũ cán bộ phục vụ công tác lý luận… Gắn và
phát huy vai trò của công tác lý luận với bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng, đấu tranh phòng chống DBHB, phản bác các quan điểm sai
trái, thù địch
Bốn là,
nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh
vực lý luận trên cơ sở quan triệt sâu sắc và, thực hiện hiệu quả sự
chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng “không chỉ xuất phát từ
thực tiễn của đất nước và nhân dân mình, mà còn phải nghiên cứu và
tham khảo kinh nghiệm từ thực tiễn của thế giới và thời đại. Chúng
ta cần tiếp thu, bổ sung một cách có chọn lọc trên tinh thần phê phán
và sáng tạo những thành tựu mới nhất về tư tưởng và khoa học để
chủ nghĩa, học thuyết của chúng ta luôn tươi mới, mang hơi thở của thời
đại, không rơi vào sơ cứng, trì trệ, lạc hậu so với cuộc sống”[2]./.
BĐA
[1] Bài phát
biểu của đồng chí Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng
với Hội đồng lý luận Trung ương, ngày 17/4/2021
[2] Bài viết của đồng chí Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng : “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
CNXH và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét