Trước đại dịch COVID-19, tinh thần trách nhiệm cùng tình người được đề cao hơn
bao giờ hết. Đây cũng chính là chìa khóa để chúng ta chiến thắng đại dịch. Tuy nhiên một bộ phận không nhỏ người dân đã thờ
ơ, vô cảm trong công tác phòng chống dịch bệnh.
BĐBP tỉnh Bình Phước phát huy hiệu quả mô hình "Tiếng loa Biên phòng" trong phòng chống dịch
Kể từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra năm 2019 đến
nay đã có 218.567.870 ca nhiễm trên toàn cầu. Đối với Việt Nam, tính đến nay đã
có 462.096 ca lây nhiễm. Trong suốt quãng thời gian ấy, Việt Nam đã trải qua 4
đợt lây nhiễm trong cả nước. Trước những diễn biến khó lường của đại dịch, Đảng,
Nhà nước ta vẫn có những quyết sách hết sức kịp thời, đúng đắn. Một mặt, sử dụng
các biện pháp truy vết nhanh, kịp thời phát hiện điều trị, phong tỏa các khu vực
có chùm ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng đặc biệt với các tỉnh khu vực phía
Nam nhằm sớm kiểm soát cắt đứt nguồn lây. Mặt khác, tích cực thực hiện chiến lược
ngoại giao vắcxin, mua vắcxin, xin hỗ trợ vắcxin từ các nước nhằm mục đích đạt
được miễn dịch trong cộng đồng. Những biện pháp đó là hoàn toàn đúng đắn để sớm
kiểm soát, chặn đứng nguồn lây. Những biện pháp đó đã thể hiện rõ hiệu quả khi
xảy ra dịch ở nước ta…
Nếu nhìn lại thời gian qua, một điều dễ dàng nhận
thấy cùng với sự phát triển khó lường của dịch bệnh, thì sự thờ ơ, vô cảm với dịch
bệnh đã xuất hiện và có xu hướng lan rộng. Trước đợt dịch thứ tư, ngay khi phát
hiện những ca nhiễm đầu tiên trong nước, tất cả mọi người dân trên cả nước đều
hết sức lo lắng, thực hiện nghiêm túc các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước,
kết quả thì đã được kiểm chứng. Đáng lo ngại là trong đợt dịch thứ tư, những hành
vi chống đối các lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ trên các tổ, chốt phòng
chống dịch bệnh, những biểu hiện cố tình không đeo khẩu trang, tụ tập ăn nhậu,
ra đường không có lý do chính đáng, tụ họp trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn
ra trên địa bàn, thậm chí chửi bới, lăng mạ, de dọa lực lượng làm nhiệm vụ tại
các tổ chốt… Đặc biệt, khi Chính phủ kêu gọi, các lực lượng y, bác sĩ, quân đội,
công an và nhân dân trên cả nước hướng về miền Nam chống dịch lại có không ít
những biểu hiện rè bỉu, chỉ trích các lực lượng tham gia chống dịch ngày càng
lan rộng. Trong khi chính những lực lượng y, bác sĩ, quân đội, công an đang tự
nguyện dấn thân vào nơi nguy hiểm nhất, gian khổ nhất để cố gắng cứu chữa tính
mạng từng bệnh nhân, hỗ trợ từng người dân để “không ai bị bỏ lại phía sau”. Gần
đây, trong khi hàng ngày, hàng giờ các lực lượng đang căng mình hỗ trợ cho người
dân trong khu cách ly bằng cách đi chợ hộ để họ yên tâm thực hiện nghiêm túc việc
giãn cách xã hội thì lại có những hành động đặt hàng, “bom” hàng, họ “thử” lực
lượng đang hết lòng giúp đỡ họ… Tất cả những biểu hiện đó thể hiện sự thờ ơ, vô
cảm trước dịch bệnh, vô cảm trước sức khỏe, tính mạng của bản thân, của xã hội,
vô cảm trước những cố gắng của Chính phủ, chính quyền địa phương, của các lực
lượng y, bác sĩ, quân đội, công an - những lực lượng nơi tuyến đầu chống dịch.
Thiết nghĩ, trong công tác phòng chống dịch bệnh
hiện nay, những sự thờ ơ, vô cảm đó cần phải được triệt để loại bỏ. Mỗi người
dân cần nhận thức rõ ràng con đường lây nhiễm, những hậu quả mà dịch bệnh mang
lại, nhận thức rõ quan điểm chỉ đạo phòng chống dịch của Chính phủ, chiến lược 5K
+ vắcxin, các khuyến cáo của bộ y tế, nhận thức rõ sự cần thiết phải thực hiện
giãn cách xã hội của từng khu vực, từng địa phương. Từ đó, nghiêm túc chấp hành
sự điều hành của Chính phủ, tích cực hỗ trợ các lực lượng tham gia chống dịch để
dịch bệnh sớm ngày được đẩy lùi./.
T.T.A
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét