Gần về dịp cuối năm,
trước thời điểm diễn ra sự kiện tòng quân của cả nước, các thù địch, cơ hội
chính trị triệt để lợi dụng các vụ việc vi phạm kỷ luật, những tai nạn rủi ro ở
một số đơn vị để xuyên tạc nhằm ngăn cản thanh niên lên đường thực hiện nghĩa
vụ thiêng liêng.
Xét
một cách toàn diện, trong xã hội thông tin như hiện nay, thì việc sử dụng mạng
xã hội là một nhu cầu chính đáng của con người và những giá trị tích cực mà mạng
xã hội mang lại là không phải bàn cãi. Tuy nhiên, khi người dùng mạng xã hội một
cách vô trách nhiệm, vượt ra khỏi khuôn khổ pháp luật thì những hệ lụy mà nó
gây ra là không hề nhỏ
Vấn
đề dễ dàng nhận ra, việc tán phát những thong tin trên nhằm mục đích tác động
xấu về tư tưởng của thanh niên, dẫn tới sự buông lỏng về trách nhiệm, nghĩa vụ
của bản thân với Tổ quốc. Chúng ta phải nhận thức được rằng: mỗi người ngay từ
khi sinh ra đã mang trong mình trách nhiệm đối với cuộc đời và nghĩa vụ với đất
nước mà đặc biệt là nghĩa vụ quân sự. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù là thời
chiến hay thời bình, bảo vệ đất nước luôn là nhiệm vụ tiên quyết, hết sức quan
trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới vận mệnh của dân tộc. Thực hiện nghĩa vụ quân sự
trong thời bình là trách nhiệm lớn lao, đồng thời là nghĩa vụ thiêng liêng của
mỗi công dân hội đủ các điều kiện theo quy định. Do tác động của Inteernet, mạng
xã hội đã làm cho một bộ phận thanh niên nhập ngũ “tự diễn biến” với những nghĩ
thiển cận, ngại khó, chỉ lo vun vén cho lợi ích trước mắt của bản thân, tìm
cách né tránh, chối bỏ nghĩa vụ công dân.
Luận điệu trên còn làm
cho người thân của thanh niên nhập ngũ hoang mang, thiếu niềm tin, không muốn
cho con, em mình gia nhập Quân đội… Thực tế không phải như vậy. Kể từ khi thành
lập đến nay, người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam được nhân dân yêu mến,
gọi là bộ đội Cụ Hồ. Trong các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, nhiều thế hệ gia
đình Việt Nam đã không quản ngại mất mát, hy sinh, sẵn sàng đưa tiễn người thân
lên đường đánh giặc cứu nước. Ngày nay, trong thời bình, ổn định và hợp tác
quốc tế, hình ảnh bộ đội Cụ Hồ lại càng sống động, đẹp đẽ hơn khi sát cánh cùng
nhân dân vượt qua thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ tính mạng, tài sản của người
dân. Bộ đội còn đồng cam cộng khổ cùng nhân dân trong sự nghiệp phát triển kinh
tế, xóa đói nghèo, lạc hậu, chung tay xây dựng nông thôn mới... Vì vậy, được
khoác lên mình màu xanh áo lính, được đứng vào hàng ngũ Quân đội nhân dân Việt
Nam là niềm tự hào và mơ ước của hàng triệu thanh niên Việt Nam. Quân đội là trường
Đại học lớn của thanh niên, hai năm trong quân ngũ không chỉ là thời gian thực
hiện nghĩa vụ mà còn là cơ hội để mỗi thanh niên được trải nghiệm, rèn luyện và
trưởng thành. Có thể nói, môi trường quân đội sẽ giúp thanh niên hình thành và
phát triển những phẩm chất mà môi trường khác khó có thể mang lại.
Khi mới nhập ngũ,
thanh niên phải tuân thủ nghiêm khắc với những quy định, điều lệnh, điều lệ
quân đội, phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy. Thực tế, thanh niên bước
vào quân đội với nhiều đặc điểm tâm lý khác nhau, họ phải thích nghi một cách
nhanh chóng theo yêu cầu và đòi hỏi cao về tính kỷ luật, đó cũng chính là sự
thay đổi từ nhận thức, thói quen, ngôn ngữ, cử chỉ, tác phong…. Lý do một số ít
bạn trẻ không muốn nhập ngũ vì sợ khổ, sợ vất vả là xuất phát từ nhận thức chưa
đúng đắn. Môi trường quân đội với sự nghiêm khắc sẽ giúp cho thanh niên trưởng
thành nhanh chóng về mặt nhận thức, đó chính là sự vững vàng về phẩm chất chính
trị, về lập trường quan điểm…, từ đó hình thành nên sức đề kháng tốt giúp cho bản
thânn luôn có ý thức được nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong môi trường
quân đội, thanh niên cũng ý thức được vai trò của mình trong các mối quan hệ
như đồng chí, đồng đội, tình quân – dân.... Hiếm có môi trường nào mà tinh thần
đoàn kết, tương thân tương ái được phát huy cao độ như môi trường quân ngũ. Bên
cạnh đó, khi thanh niên vào quân đội cũng được hình thành những phẩm chất
chuyên môn nghề nghiệp theo các lĩnh vực cụ thể, điều đó sẽ làm cơ sở để mỗi
quân nhân có thể vận dụng kiến thức vào cuộc sống sau khi hoàn thành nghĩa vụ
quân sự của mình. Trong môi trường quân đội, những người chỉ huy, vừa là người
thầy mẫu mực và đồng thời cũng là những người bạn có thể giúp quân nhân chia sẽ
và giải quyết những vấn đề trong công việc cũng như trong cuộc sống, dần dần
hình thành những kinh nghiệm vô cùng quý báu. Những bài học được đúc kết trong
môi trường quân ngũ sẽ là hành trang theo suốt cuộc đời của mỗi người.
Sự xuyên tạc trắng
trợn của các thế lực thù địch không chỉ vi phạm đạo đức mà còn là hành vi vi
phạm pháp luật. Nhiều người vẫn cho rằng mạng xã hội là thế giới ảo, có thể ẩn
danh, muốn tìm ra cũng khó nên đã rất vô tư tạo dựng thông tin, cắt ghép video,
đăng tải, chia sẻ bài viết, tham gia bình luận với những phát ngôn có tính chất
suy diễn, quy chụp, cổ súy theo luận điệu xuyên tạc của các thể lực phản động,
thù địch và mặc nhiên cho rằng không phải chịu trách nhiệm gì trước pháp luật.
Về mặt đạo đức,đó
thực sự là thái độ, hành động đáng bị phê phán, bởi đã đi ngược lại phẩm cách
kiên cường, dũng cảm vốn có của con người Việt Nam. Đồng thời, không xứng đáng
với những thế hệ cha anh đi trước đã xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc để
chúng ta có được cuộc sống bình yên như ngày hôm nay. Đồng thời, chúng ta cần
lên án những “anh hùng bàn phím”-
người "giấu mặt" sau màn hình máy tính chỉ biết “đắp chăn hô xung
phong”, dùng mớ kiến thức hạn hẹp và “kinh nghiệm mầm non” của mình suy diễn,
xuyên tạc, vô cảm trước tâm tư của các các thanh niên nhập ngũ và gia đình. Đó hoàn toàn không
phải là trò đùa vô tư với mục đích tạo ra tiếng cười, không làm ảnh hưởng đến
ai. Mà hậu quả của nó để lại đối với xã hội cực kỳ lớn.
Phan Thị Ánh Tuyết - LLM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét