7/10/22

“Xã hội dân sự”, vấn đề không mới nhưng đừng chủ quan

Với các biểu ngữ tuyên truyền “Các tổ chức xã hội dân sự và Nhà nước đóng vai trò bổ trợ cho nhau... Các tổ chức xã hội dân sự không đe dọa sự tồn tại của Nhà nước”, các tổ chức phản động, cơ hội chính trị luôn lợi dụng vấn đề “Xã hội dân sự” để thúc đẩy sự ra đời của lực lượng chính trị đối lập, tạo “kênh phản biện” công khai đối với Đảng Cộng Sản Việt Nam.

“Xã hội dân sự”, vấn đề không mới nhưng đừng chủ quan

Vấn đề “xã hội dân sự” có nhiều cách tiếp cận, nhìn nhận và quan điểm khác nhau và gần như không có định nghĩa thống nhất. Vấn đề này thường bị giải thích một cách chủ quan bởi người muốn sử dụng khái niệm “Xã hội dân sự”. Pháp luật Việt Nam đã quy định các điều kiện cụ thể để thành lập một tổ chức xã hội dân sự, đó là: xác định rõ tôn chỉ, mục đích, điều lệ của tổ chức; thành phần ban, bộ phận sáng lập, hội viên, nguồn tài chính để hoạt động và phương thức hoạt động… Hiện nay ở nước ta, bên cạnh các tổ chức chính trị-xã hội, nhiều hội, tổ chức phi chính phủ đã và đang được thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân hoạt động công khai hợp pháp, có sự đóng góp to lớn đến phát triển kinh tế và an sinh xã hội được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn ghi nhận.

Tuy nhiên, vấn đề hết sức quan trọng và cấp bách hiện nay, đó là “xã hội dân sự” được các thế lực thù địch triệt để lợi dụng nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta. Trong đó các thế lực thù địch xem việc xây dựng “xã hội dân sự” theo kiểu phương Tây là hướng đi mới. Dễ dàng nhận định, đây là một trong những phương thức cơ bản của chiến lược “diễn biến hòa bình”, hướng đến thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.

Để thực hiện âm mưu đó, các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng tính chất phức tạp của “xã hội dân sự” để đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến và kể cả kích động, lừa bịp, cường điệu hóa vai trò của “xã hội dân sự”, chống phá ta theo nhiều chiều hướng như: Đề cao và nhấn mạnh vai trò “phản biện xã hội” của các tổ chức “xã hội dân sự”, triệt để khai thác tính đa dạng về thành phần, mục tiêu thành lập, lợi ích của tổ chức và các thành viên, hướng lái hoạt động của các tổ chức “xã hội dân sự” vào các khuynh hướng tư tưởng chính trị khác nhau, từ đa nguyên về tư tưởng, dẫn tới đa nguyên về chính trị và mục đích cuối cùng là đối lập về tư tưởng chính trị, từ đó cho ra đời các tổ chức “xã hội dân sự” kiểu phương Tây như ở Đông Âu và Liên Xô trước đây.

Không những vậy, chúng còn thúc đẩy xu hướng thoát ly sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; biến cái gọi là “xã hội dân sự” chỉ còn lại là những vỏ bọc, thực chất đó là những tổ chức mang màu sắc chính trị, ẩn chứa trong mục đích thành lập và hoạt động là động cơ và mục đích chính trị… Lợi dụng chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” để hướng lái xã hội dân sự vào các hoạt động trái với tôn chỉ, mục đích. Một số tổ chức “xã hội dân sự” có khuynh hướng đi theo mục tiêu chính trị, đề cao các “giá trị” tự do, dân chủ, nhân quyền của chủ nghĩa tư bản. Những “nhà sáng lập” tìm cách tuyên truyền, tác động, lôi kéo một số trí thức, văn nghệ sĩ, học sinh, sinh viên, luật sư, tri thức về hưu, những đối tượng “tay đã nhúng chàm”… tham gia, mở rộng phạm vi, không gian hoạt động.  

Đồng thời, các thế lực thù địch bên ngoài gia tăng các hoạt động móc nối, liên kết, hậu thuẫn cho những người “bất đồng chính kiến” trong nước, những người bất mãn trong một bộ phận văn nghệ sĩ, trí thức, luật sư… hoạt động theo khuynh hướng “độc lập”, hình thành “xã hội dân sự” đối lập theo mô hình của phương Tây, gắn với gây sức ép với Đảng, Nhà nước ta trong quan hệ đối ngoại, cổ súy, hậu thuẩn cho hoạt động của các tổ chức “xã hội dân sự” theo mô hình của chúng.

Từ những âm mưu đó, chúng sử dụng rất nhiều chiêu bài và phương thức khác nhau, trong đó chúng nhân danh chiêu bài “xã hội dân sự”, “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo”, “tự do báo chí”, “tự do ngôn luận”….để tập hợp lực lượng, lập hội, lập nhóm, với tên gọi, khẩu hiệu, tôn chỉ, mục đích dễ gây “ấn tượng”, tạo sự “tò mò” của nhiều nhóm xã hội khác nhau, như: “hội tù nhân lương tâm”, “hội nhà báo độc lập”…mà những người “sáng kiến” các hội nhóm chủ yếu thường là những người các thế lực thù địch gọi là “bất đồng chính kiến”, những người cơ hội chính trị, có quan điểm trái chiều, đối lập với đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, công khai yêu cầu Đảng ta từ bỏ vai trò lãnh đạo, xóa bỏ Điều 4 trong Hiến pháp; đòi đổi tên Đảng, tên nước, từ bỏ con đường xây dựng CNXH mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã lựa chọn. Một số người công khai viết, tán phát tài liệu, sách để truyền bá những quan điểm, tư tưởng trái chiều, tạo diễn đàn đối lập với Đảng, Nhà nước; triệt để lợi dụng những sai sót, yếu kém trong phát triển kinh tế - xã hội, những chủ trương, chính sách chưa hợp lòng dân, các vấn đề phức tạp nổi lên về an ninh, trật tự để phê phán đường lối của Đảng, đổ lỗi, quy kết trách nhiệm cho Đảng ta trong các vấn đề hạn chế, tồn tại của đất nước, nhất là trong phát triển kinh tế - xã hội, quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế trong bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo… Nhiều bài viết, tài liệu công khai cổ vũ, đề cao mô hình “xã hội dân sự” kiểu phương Tây, hô hào, kêu gọi áp dụng mô hình này vào xã hội Việt Nam để mở rộng diễn đàn dân chủ, phát huy đa nguyên…

Mặt khác, trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, các nhà “sáng kiến” của “xã hội dân chủ” theo kiểu phương Tây triệt để lợi dụng mạng xã hội, You tube, các trang Wep, diễn đàn trực tuyết, các nền tảng Livestream… để phán tán các bài viết, “tác phẩm”, hình ảnh cắt ghép, chỉnh sửa, thông tin sai sự thật, gây “hiếu kỳ” cho khán giả, gây tư tưởng hoan mang trong dư luận xã hội và một bộ phận nhân dân, đặc biệt là các tầng lớp nhân dân lao động…biến nó trở thành công cụ, phương tiện để các nhà “sáng kiến” tranh thủ sự tài trợ, hậu thuẩn của các tổ chức ngoài nước, các thế lực thù địch, tranh thủ “tài lực” để thực hiện các mục đích cá nhân của chúng…..

Có thể nói không phải bất cứ tổ chức “xã hội dân sự” nào cũng đều hoạt động trái pháp luật, mang tính chống Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, các mô hình “xã hội dân sự” theo kiểu phương Tây đang được các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng để lái các hoạt động theo hướng trái tôn chỉ, mục đích, điều lệ của tổ chức; hay nói cách khác là hoạt động với phương hướng kích động, gây chia rẽ nội bộ từ bên trong, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước. Mục đích cuối cùng của chúng không nằm ngoài mục tiêu cuối cùng của âm mưu chiến lược “diến biến hòa bình” đối với Việt Nam là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thay đổi thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Việc lợi dụng “xã hội dân sự” để chống phá cách mạng là vấn đề hết sức cấp bách và cần thiết trong công cuộc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân cần kiên quyết bài trừ. Tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, không tạo “khoảng trống” để các đối tượng có thể lợi dụng, thực hiện mưu đồ của chúng.

Ánh Tuyết - LLM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

“Đảng ta là đạo đức, là văn minh” - 90 năm nhìn lại

Lịch sử vẻ vang của Đảng 90 năm qua là lịch sử chiến đấu, hy sinh, thế hệ tiếp nối thế hệ của những người Cộng sản Viê...