Trong khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta
đang ra sức đấu tranh để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tố quốc; thì
các thế lực thù địch lại lợi dụng internet và mạng xã hội để ra sức xuyên tạc,
chống phá. Vì vậy, nhận diện những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch để
có những giải pháp đấu tranh đấu tranh hiệu quả nhằm bảo vệ chủ quyền biển, đảo
của Việt Nam; từ đó góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của
Đảng và Nhà nước.
Trước hết, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đã lập nên các tờ báo, trang mạng, đài phát thanh phản động ở nước ngoài như BBC, Đài Á châu tự do (RFA)..; các trang mạng xã hội như facebook Việt Tân, Việt Nam Thời báo, Youtube Việt Tân, thoibao.d… để tán phát tài liệu, hình ảnh, video xuyên tạc tình hình Biển Đông. Thủ đoạn quen thuộc của các thế lực thù địch là bóp méo, bịa đặt, xuyên tạc quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Mục đích của các thế lực
thù địch, phần tử cơ hội khi lợi dụng internet và mạng xã hội để
đăng tải các thông tin tuyên truyền sai sự thật, xuyên tạc về tình hình biển
Đông, nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, chia rẽ giữa Đảng, Nhà
nước, Quân đội và nhân dân trong vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo của
Việt Nam. Do đó, các thế lực thù địch đã lợi dụng những
diễn biến phức tạp trên Biển Đông để kích động một bộ phận nhân dân biểu tình,
tuần hành gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, từ đó tác
động tiêu cực tới nhận thức, tư tưởng, gây tâm lý hoang mang, hoài nghi, làm suy
giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Bảo vệ chủ quyền quốc gia,
trong đó có chủ quyền quốc gia trên biển là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên
trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. “Nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”. “Mọi hành vi chống lại
độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị”.
Trong bối cảnh thế giới nói
chung và tình hình biển Đông có nhiều diễn biến mới, khó dự báo, cuộc đấu
tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và các lợi ích chính đáng, hợp pháp của
Việt Nam theo luật pháp quốc tế ở Biển Đông ngày càng khó khăn, quyết
liệt hơn bao giờ hết. Quan điểm thống nhất, xuyên suốt của Việt Nam
là bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích
hợp pháp trên Biển Đông, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây
dựng và phát triển đất nước, củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc,
các nước ASEAN và các nước khác: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ
chủ quyền và các lợi ích hợp pháp, chính đáng của quốc gia trên biển, đồng thời
chủ động, tích cực giải quyết, xử lý các tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông
bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của
Liên hợp quốc về Luật Biển 1982; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định và hợp
tác để phát triển”.
Ngày
28-9-2018, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 33 - NQ/TW về Chiến lược bảo
vệ BGQG đã xác
định rõ: Quản lý, bảo vệ BGQG là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn
Ðảng, toàn dân và toàn quân, của cả hệ thống chính trị và cả nước; dựa vào dân,
lấy dân làm gốc, nhân dân là chủ thể, "mỗi người dân biên giới là một cột
mốc sống"; lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt; bộ đội biên phòng
(BÐBP) là lực lượng chuyên trách, lực lượng chiến đấu đầu tiên, bám trụ đến
cùng để bảo vệ và giữ vững BGQG.
Đây là những căn cứ chính trị,
pháp lý quan trọng để chúng ta kiên trì, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan
điểm sai trái, xuyên tạc vấn đề chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Mục đích của
việc đấu tranh này là làm cho nhân dân Việt Nam hiểu rõ về lập trường,
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề chủ quyền là nhất quán và đều vì
lợi ích của dân tộc và nhân dân Việt Nam; đồng thời củng cố niềm tin
của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền
biển, đảo hiện nay; từ đó góp phần làm cho cộng đồng quốc tế hiểu rõ
về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên khu vực Biển Đông, qua đó tranh
thủ sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với cuộc đấu tranh bảo vệ chủ
quyền biển, đảo của Việt Nam.
Trần Quốc Hoàn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét