2/3/20

Chống Diễn biến hòa bình trên mạng Internet hiện nay

Trong những năm gần đây, trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, mạng internet ở Việt Nam được phổ cập và phát triển tương đối rộng rãi. Hiện nay số lượng thuê bao internet băng rộng là 4.475.368 thuê bao[1]. Sự phát triển của internet góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích của internet mang lại thì mặt trái của nó là không hề nhỏ; đặc biệt là các thế lực thù địch đã triệt để tận dụng mạng internet để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” (DBHB) chống phá cách mạng Việt Nam. Vì vậy, bài viết này tác giả đề cập khái quát về âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên mạng internet, từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản chống DBHB trên mạng internet hiện nay.
1. Âm mưu, thủ đoạn diễn biễn hòa bình trên mạng internet
Phương thức hoạt động DBHB trên mạng internet được các thế lực thù địch tiến hành đối với Việt Nam hiện nay là chống phá trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Trong đó, chúng tập trung truyền bá các quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng internet nhằm chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam.
Có thể nói rằng chưa bao giờ các thế lực phản động lại ráo riết, điên cuồng chống phá ta như thời điểm này. Thể hiện rõ nhất là chúng tung lên mạng với số lượng rất lớn thông tin sai trái, thù địch; nhất là từ khi Đảng ta chủ trương lấy ý kiến nhân dân góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 2013, dự thảo các văn kiện Đại hội XII, đặc biệt là trước và trong thời gian diễn ra Đại hội XII sắp tới. Tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam Tét ô-xi-ớt xác định năm 1015-2016 là giai đoạn “bản lề” gia tăng các hoạt động nhằm tăng cường quan hệ hợp tác Mỹ - Việt, thúc đẩy thẩm thấu “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Việt Nam; chủ động đưa ra “lộ trình” và các đề nghị hợp tác nhằm thúc đẩy quan hệ trên lĩnh vực Quốc phòng, an ninh với Việt Nam. Bên cạnh đó, các tổ chức phản động người Việt hải ngoại và các phần tử cơ hội chính trị chống đối ở trong nước tăng cường truyền bá các quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam trên các báo điện tử, trang tin điện tử, blog cá nhân.
Tính chất phản động, mục tiêu chống phá thể hiện rõ ở một số nội dung trọng điểm như: xuyên tạc, phủ định chủ nghĩa Mác-Lênin, thân thế sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh; bôi nhọ nhân sự cấp cao và chia rẽ đoàn kết nội bộ nhằm làm giảm niềm tin của nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng. Do đặc thù của internet là tốc độ truyền thông tin nhanh, diện tham chiếu rộng, thông tin gần như tức thì, tính “tự do” tương đối của những chủ thể thông tin, khả năng “gây nhiễu” lại khá rộng... nên những quan điểm sai trái trên mạng internet có khả năng ảnh hưởng nhanh, rộng đến nhiều đối tượng. Thực tế cho thấy thời gian qua không ít thông tin trên mạng đã gây hoài nghi, hoang mang trong xã hội, nhất là một bộ phận trí thức và thanh niên - đối tượng thường xuyên tiếp cận với phương tiện này. Cũng từ đó, một trong những hệ quả nguy hiểm của thủ đoạn này là gây mất phương hướng, sa sút niềm tin, làm suy giảm vai trò lãnh đạo của Đảng.
2. Một số giải pháp chống diễn biến hòa bình trên mạng internet
Để nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh chống quan điểm sai trái trên mạng internet, góp phần giữ vững trận địa tư tưởng, ổn định niềm tin của nhân dân cần quán triệt và thực hiện tốt một số giải pháp sau đây:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của Nhà nước với hệ thống thông tin đại chúng nói chung, internet nói riêng.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với thông tin đại chúng nói chung, internet nói riêng được thông qua hệ thống các cơ quan làm công tác tư tưởng từ Trung ương đến địa phương. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là tăng cường sự chỉ đạo, định hướng chính trị tư tưởng đối với hệ thống thông tin đại chúng, phát huy sức mạnh của hệ thống đó nhằm xây dựng và bảo vệ những thành quả cách mạng, sự nghiệp đổi mới đất nước; chống lại âm mưu thủ đoạn DBHB của các thế lực thù địch. Đề tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với hệ thống thông tin đại chúng nói chung, internet nói riêng cần phải: Định hướng chính trị cho các cơ quan thông tin đại chúng, nhất là các cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước. Định hướng chính trị là việc chỉ rõ những vấn đề cần đấu tranh, những nội dung cần đi sâu phân tích lý giải, những mục tiêu cần phải đạt tới. Sự định hướng còn bao gồm cả việc kiểm tra không để lọt các bài, các ấn phẩm có nội dung xấu xuất hiện trên các trang mạng chính thống. Đổi mới tổ chức quản lý thông tin, đây là vấn đề rất quan trọng liên quan trực tiếp tới hiệu quả cuộc đấu tranh chống DBHB trên mạng internet. Trong những năm gần đây, sự bùng nổ thông tin đã mang lại nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội … nhưng cũng gây ra rất nhiều khó khăn trong việc xử lý thông tin. Vì vậy vấn đề đặt ra làm sao vừa khai thác có hiệu quả những lợi ích của thông tin đem lại, vừa ngăn chặn những luồng thông tin độc hại của DBHB. Do vậy, cần phải sớm hoàn thiện các văn bản pháp luật, quy định, cơ chế chính sách về thông tin, quy chế bảo mật, kỷ luật phát ngôn cũng như trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong phát hiện đấu tranh chống các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch.
Hai là, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, của các tầng lớp nhân dân, của cư dân mạng trong cuộc đấu tranh chống DBHB nói chung, trên mạng internet nói riêng.
Đấu tranh chống DBHB trên mạng internet là cuộc đấu tranh khó khăn và phức tạp vừa là nhiệm vụ cấp bách tức thời vừa là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp lâu dài. Kẻ thù thường huy động nhiều lực lượng như các viện nghiên cứu, các trường đại học, các chuyên gia giỏi và đàu tư nhiều tiền của để xây dựng và triển khai chiến lược DBHB. Do vậy cần phải tập trung giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm cho toàn dân thấy được chống DBHB là cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc quyết liệt, toàn diện trên mọi lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, quốc phòng an ninh, đối ngoại từ đó tích cực tham gia phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động phá hoại tư tưởng của địch.
Ba là, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia chống DBHB trên mạng internet.
Nếu chỉ dựa vào lực lượng chuyên trách thì không thể giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh này. Do đó phải huy động toàn xã hội, toàn dân tham gia cuộc đấu tranh này; khơi dậy tinh thần yêu nước, ý thức cảnh giác cách mạng, ý thức tự giác, thành hành động tích cực trong phê phán, đấu tranh chống quan điểm sai trái. Tổ chức lực lượng trong các cơ quan chính quyền, cơ quan quân đội, công an các cấp và trong các tổ chức chính trị, xã hội… thực hiện thường xuyên nhiệm vụ đấu tranh chống quan điểm sai trái trên mạng internet. Tổ chức các lực lượng kịp thời ngăn chặn không để các quan điểm sai trái phát tán trên mạng internet có điều kiện tác động vào các tầng lớp nhân dân. Tổ chức đấu tranh trực diện đối với những người cơ hội, lệch lạc về chính trị ngay từ cơ sở. Chú trọng việc tổ chức để các đoàn thể quần chúng như đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp... tham gia đấu tranh trên mạng internet đối với các quan điểm và hành động sai trái của các phần tử cơ hội chính trị và các thế lực thù địch.
Đồng thời phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin đại chúng, trong đó đặc biệt chú trọng đến các chiến sĩ xung kích trên mặt trận đấu tranh chống DBHB là các chuyên gia, các nhà lý luận về tư tưởng chính trị chuyên đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng internet, những chuyên gia giỏi về lý luận, những cây bút sắc bén, am hiểu và ứng dụng tốt công nghệ thông tin. Đi liền với công tác đấu tranh chống địch phá hoại về tư tưởng chính trị, cần tăng cường công tác quản lý nội bộ, không để địch lợi dụng, cài cắm lực lượng trong các cơ quan thông tin đại chúng.
Bốn là, tăng cường khả năng “tự đề kháng” trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.
Trong một thế giới được đánh giá là “đang thu hẹp” do sự bùng nổ công nghệ thông tin, có thể thấy rằng khó mà che dấu được những sự kiện lớn nhỏ xẩy ra trong nước cũng như trên thế giới. Vì vậy chủ động thông tin kịp thời, phong phú và có định hướng cho xã hội về các sự kiện, hiện tượng và vấn đề nảy sinh trong nước cũng như trên thế giới, đáp ứng một cách tích cực nhất nhu cầu nhận thức, thị hiếu của nhân dân. Thông qua đó để định hướng tư tưởng, hướng dẫn nhận thức, tạo thành dư luận xã hội tích cực nhằm thực hiện các nhiệm vụ chính trị xã hội, nâng cao khả năng chống “tự diễn biến”, khả năng “tự đề kháng” với những âm mưu DBHB của địch.
Đáp ứng những nhu cầu thông tin của mọi tầng lớp dân cư cũng có nghĩa là tạo điều kiện cơ bản và thiết thực giúp nhân dân tránh khỏi sự “điều khiển” từ các nguồn thông tin từ bên ngoài. Vận dụng quy luật thông tin chúng ta phải tích cực giành quyền chủ động cung cấp thông tin để nắm quyền chủ động chi phối quy mô, tính chất thông tin và đó cũng chính là chủ động chi phối các hiệu ứng xã hội của thông tin.
Năm là, đổi mới hình thức, phương pháp đấu tranh chống DBHB.
Đổi mới phương pháp, mở rộng các phương thức thông tin truyền thông đa dạng, phong phú, sinh động, giàu sức thuyết phục. Thông tin về từng sự kiện, hiện tượng, vấn đề cần được khai thác, phát hiện từ nhiều góc độ, bình diện khác nhau, tránh được sự đơn điệu, trùng lắp và một chiều, kết hợp nhiều thể loại, nhiều hình thức. Các bài viết tham gia đấu tranh chống DBHB phải có đầy đủ cơ sỏ lý luận và thực tiễn, phân tích một cách sâu sắc, dù khẳng định hay bác bỏ, dù mềm mại hay đanh thép đều phải có sức thuyết phục. Mỗi loại truyền thông đại chúng, từng đơn vị, tô chức cần xây dựng chương trình hành động cụ thể trên cơ sỗ chỉ đạo chung; bám sát đặc điểm đối tượng, khai thác nguồn tin và tổ chức lưu chuyển thông tin phù hợp với yêu cầu xã hội. Đồng thời, phải có sự phối hợp chặt chẽ, phân công thật cụ thể, xác định rõ nội dung đấu tranh, mục tiêu cần đạt tới. Một trong những điều đáng lưu ý là việc đấu tranh phải tiến hành thường xuyên, không nên quá dồn dập rồi lại bị ngắt quãng. Đồng thời, cũng xác định rõ những trọng tâm, trọng điểm để phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị đột xuất cũng như kịp thời phản bác những đợt phản tuyên truyền rộ lên của các thế lực thù địch.
Có thể thành lập một website với tư cách là cổng thông tin, diễn đàn mở để trao đổi các ý kiến, quan điểm khác biệt. Đây là diễn đàn mở, chúng ta có điều kiện trực tuyến trao đổi, tranh luận, giải thích với những người có ý kiến, quan điểm khác biệt, hoặc phản bác những quan điểm thù địch, chống đối chế độ. Đây cũng là diễn đàn để một mặt chúng ta tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhưng mặt khác, nhân dân có thể tham gia trao đổi - tranh luận hoặc phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.  Khuyến khích mọi tầng lớp dân cư xây dựng các trang blog cá nhân và tham gia trên các trang mạng xã hội như facebook, twitter tạo diễn đàn tranh luận, trực tiếp đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

“Đảng ta là đạo đức, là văn minh” - 90 năm nhìn lại

Lịch sử vẻ vang của Đảng 90 năm qua là lịch sử chiến đấu, hy sinh, thế hệ tiếp nối thế hệ của những người Cộng sản Viê...