Ngày 11-3-2020, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố báo cáo nhân quyền Việt Nam năm 2019, trong đó cho rằng Việt Nam đã có một số vi phạm, như: bắt giam người tùy tiện, tra tấn người bị bắt tạm giam, tình trạng đối xử bất công đối với các tù chính trị và một số vấn đề về tự do ngôn luận, tự do báo chí, v.v. Đây là một sự vu khống, xuyên tạc sự thật trắng trợn, báo cáo này không phản ánh đúng kết quả hoạt động nhân quyền ở Việt Nam trong thời gian vừa qua.
Trước hết, phải khẳng định rằng, tại Việt Nam không có tù nhân chính trị như báo cáo nêu và các tổ chức chống đối Việt Nam hay gọi. Công an Việt Nam hay các cơ quan công quyền Việt Nam không giết hại bất kỳ một công dân Việt Nam hay một công dân nào trên thế giới.
Thứ hai, các đối tượng Trương Duy Nhất, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Trung Trực,… là những đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam, là những blogger lợi dụng mạng xã hội, internet chống phá chế độ xã hội tại Việt Nam. Trước tòa các bị cáo đều thành khẩn nhận tội và hết sức ăn năn, hối cải với những hành động, việc làm sai trái của mình, đồng thời cho rằng năng lực, kiến thức pháp luật còn hạn chế, bị các thế lực thù địch lợi dụng.
Thứ ba, hoạt động báo chí tại Việt Nam thời gian qua đã được những kết quả đáng khích lệ; tính đến ngày 30-11-2019, Việt Nam có 850 cơ quan báo chí, trong đó có 179 cơ quan báo, 648 tạp chí, 23 cơ quan báo chí điện tử độc lập; có 72 cơ quan có giấy phép hoạt động phát thanh - truyền hình với 02 đài Quốc gia, 64 đài địa phương, 05 kênh truyền hình. Cả nước hiện có trên 41.000 người đang công tác tại các cơ quan báo chí (cả 4 loại hình), trong đó có 20.407 trường hợp đã được cấp thẻ nhà báo. Điều đáng nói là, các cơ quan báo chí đều có đường dây nóng để nhân dân kịp thời bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và phản ánh những điều mắt thấy, tai nghe cả tích cực và tiêu cực ở địa phương để báo chí vào cuộc. Báo chí vì thế đã thực sự là diễn đàn của nhân dân.
Thứ tư, trên lĩnh vực pháp luật, nhằm bảo đảm quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức, trong nhiệm kỳ, Quốc hội Việt Nam khóa XIV đã thông qua nhiều dự án luật và nghị quyết, trong đó có Luật Quốc phòng (sửa đổi); Luật Cạnh tranh; Luật An ninh mạng; Luật Tố cáo; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao; Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn; Nghị quyết về chương trình giám sát của Quốc hội, v.v. Các hoạt động của Quốc hội Việt Nam cho thấy quyền làm chủ của nhân dân đối với Nhà nước và xã hội thông qua cơ quan quyền lực đã được đổi mới, hiệu quả hơn.
Đối với Việt Nam, độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội,… là những vấn đề quan trọng luôn được Đảng, Nhà nước và Nhân dân quan tâm, chăm lo, gìn giữ. Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào dù là người Việt Nam hay nước ngoài khi xâm phạm đều bị xử lý theo pháp luật của Việt Nam và bị nhân dân Việt Nam đấu tranh, lên án.
Như vậy, cho dù các thế lực thù địch hay các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan công quyền của bất cứ quốc gia nào có tán phát thông tin xuyên tạc, bôi đen chế độ xã hội cũng không thể phủ nhận được thành quả công tác nhân quyền của Việt Nam thời gian qua./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét