4/8/22

Không thể xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng

Trong giai đoạn hiện nay, trước sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, chủ nghĩa tư bản đạt được một số thành tựu nhất định. Lợi dụng vào đó, các thế lực thù địch, phản động trong nước và quốc tế đã câu kết chặt chẽ với nhau, ra sức tuyên truyền, xuyên tạc, phủ nhận hệ thống lý và những thành tựu xây dựng đất nước của Đảng và nhân dân ta, ra sức thúc đẩy "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ.


Những quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch chống phá này, thể hiện ở số vấn đề sau đây:

Thứ nhất: Chúng phủ nhận những giá trị cách mạng, khoc học của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội (CNXH). Những chiêu bài mà chúng đang sử dụng không mới, nhưng hết sức tinh vi và thâm độc, tập trung vào việc đưa ra những lập luận, tuyên truyền, cổ vũ từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, làm lung lay, phủ nhận nền tảng tư tưởng, lý luận của ĐảngĐể phủ định học thuyết Mác - Lênin, các thế lực thù địch cho rằng, học thuyết Mác - Lênin chỉ phù hợp với thế kỷ XIX và phù hợp trong một chừng mực nào đó với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất phương Tây thời đó. Lý luận này không còn phù hợp với thế kỷ XX và đặc biệt trong điều kiện ngày nay càng không phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam. Từ đó, họ tuyên truyền xuyên tạc, rêu rao: chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời, không phù hợp ở Việt Nam và cần loại bỏ. Gần đây, trước những khó khăn về kinh tế, xã hội của đất nước, họ tuyên truyền luận điệu: Việt Nam đang không chỉ bế tắc về kinh tế mà còn bế tắc cả về tinh thần; và rằng, không ai còn tin vào chủ nghĩa Mác nữa. Họ cho rằng, học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C. Mác chỉ là một mớ lý thuyết suông về một chủ nghĩa xã hội không tưởng, không bao giờ thực hiện được. Do vậy, sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô, Đông Âu và trên toàn thế giới là một tất yếu, là sự cáo chung đã được báo trước.

 Thứ hai: Chúng xuyên tạc mục tiêu, lý tưởng con đường đi lên CNXH ở nước ta. Với cách diễn đạt trực diện tấn công: “Vì sao đến giờ này mà Đảng và Nhà nước Việt Nam vẫn kiên định CNXH, mục tiêu, con đường đi lên CNXH”. Họ cho rằng: ai cũng thấy là CNXH đã ở vào giờ thứ 25 trên phạm vi toàn cầu, việc thực hiện CNXH tại Việt Nam đã hoàn toàn thất bại sau 10 năm (1975 - 1985) thực hiện triệt để dù cố gắng “đổi mới” 10 năm sau đó (1985 - 1995) theo gương “cải tổ” của Liên Xô vẫn không cứu vãn được. Chúng xuyên tạc: Để được cứu nguy, tránh sự sụp đổ như Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu, đạt được nhiều thành tựu như hiện nay, thực tế Việt Nam đã thực hiện “kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa”, nhờ đó, Việt Nam mới phát triển nhiều mặt để có bộ mặt phồn vinh như hôm nay về kinh tế, đời sống người dân ngày một được cải thiện và nâng cao, chứ không phải kinh tế thị trường định hướng XHCN…

 Thứ ba: Chúng ra sức đưa ra các kiến nghị nhiều hình thức, như “gửi thư”, “trao đổi”, “góp ý” kiến nghị vào những dịp Đại hội Đảng, sửa đổi Hiến pháp…, cho rằng đó là thời cơ để đổi mới chính trị theo hình thức đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, xây dựng nhà nước dựa trên nền tảng dân chủ, “xã hội dân sự”. Thực chất, ẩn khuất đằng sau những góp ý này là ý đồ xóa bỏ, lật đổ vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ cho rằng, chúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác. Có người còn phụ họa với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác CNXH, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theo chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường đi lên CNXH.

 Thứ tưquan điểm, luận điệu lợi dụng vào những khó khăn tồn tại, hạn chế, thiếu sót, sơ hở trong đời sống xã hội để đánh đồng hiện tượng thành bản chất của CNXH, là kết quả mang lại do đi theo con đường CNXH. Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được, còn có những hạn chế, yếu kém, thiếu sót, sơ hở trong đời sống về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tình trạng tham nhũng, lãng phí, ô nhiễm môi trường… Các thế lực thù địch lợi dụng để suy diễn, diễn đạt dưới nhiều hình thức khác nhau, xuyên tạc, quy chụp rằng đó là bản chất của CNXH, kết quả do con đường đi lên CNXH mang lại…; làm cho những người không có nền tảng tư tưởng chính trị vững vàng dễ bị lầm tưởng, hồ nghi, hoang mang, dao động, thậm chí xét lại, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, suy thoái về tư tưởng chính trị.

Thứ năm: Lợi dụng vào những vẫn đề lịch sử, dân tộc… chúng phủ nhận đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta nhằm tìm mọi cách chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Lợi dụng vào những vẫn đề lịch sử, dân tộc… Chúng cho rằng Đảng, Nhà nước ta không bảo vệ được toàn vệ chủ quyền lãnh thổ, nhu nhược, quỳ gối trước kẻ thù để kích động, chia rẽ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Bên cạnh đó chúng xuyên tặc lịc xử cho rằng thay đổi bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta là cuộc nội chiến về ý thức hệ, từ đó cho rằng Miền Bắc xâm lược Miền Nam. hay chúng kích động các giáo dân đòi chống đối chính quyền; cổ vũ việc thành lập Vương quốc Mông… Đây thực chất là những luận điệu phi lịch sử, phản khoa học và phản động. Mục đích của chúng muốn xóa bỏ CNXH, thay đổi thể chế chính trị, hướng lái nước ta từ bỏ con đường đi lên CNXH. Những luận điệu sai trái, xuyên tạc này tác động làm cho một bộ phận quần chúng nhân dân, giới trẻ hồ nghi, bi quan, dao động, suy giảm niền tin vào CNXH, vào con đường đi lên CNXH mà Bác Hồ, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Đấu tranh phản bác những quan điểm, luận điệu này, chúng ta thấy:

Một là: Chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết giải phóng con người cách mạng triệt để nhất và khoa học nhất. Chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết duy nhất từ trước tới nay đặt ra mục tiêu chỉ rõ con đường giải phóng triệt để giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới khỏi nô dịch và bóc lột, hướng tới một xã hội mà chủ thể, nhà nước thuộc về nhân dân. Đồng thời, học thuyết đó còn chỉ ra lực lượng cách mạng thực hiện sự nghiệp giải phóng và phát triển xã hội là giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đem lại cho họ niền tin vào khả năng và sức mạnh của chính mình. Bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin còn thể hiện ở chỗ, đây là học thuyết mở, không cứng nhắc, bất biến, mà đòi hỏi luôn được bổ sung, đổi mới, phát triển trong dòng chảy phát triển trí tuệ nhân loại. Toàn bộ học thuyết Mác - Lênin có giá trị bền vững xét trong tinh thần biện chứng của nó, với bản chất cách mạng, khoa học. Chủ nghĩa Mác - Lênin là vũ khí lý luận sắc bén, ngọn cờ tư tưởng trong sự nghiệp đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân cần lao tiến bộ, như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn trung thành và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nước ta, coi đây là cơ sở lý luận, nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho xây dựng, tổ chức và hoạt động của Đảng. Vì vậy, Đảng luôn có cương lĩnh, đường lối, chiến lược, sách lược, chỉ thị, nghị quyết đúng đắn, lãnh đạo nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Lịch sử đã chứng minh, nếu mơ hồ, dao động về hệ tư tưởng thì sẽ lúng túng trong hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách, rối loạn trong tổ chức và tất yếu dẫn đến thất bại trong hành động. Thực tiễn cách mạng nước ta chứng minh, trong mỗi giai đoạn cách mạng, mỗi lĩnh vực công tác, mỗi địa phương nếu xa rời hay vận dụng một cách giáo điều, máy móc, duy ý chí hoặc xa rời nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin thì nhất định sẽ phạm phải sai lầm, chia rẽ, mất uy tín trước quần chúng và thực hiện công việc hiệu quả thấp, thất bại. Đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Tính khoa học và cách mạng triệt để của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là những giá trị bền vững, đã và đang được những người cách mạng theo đuổi và thực hiện. Nó sẽ còn tiếp tục phát triển và có sức sống trong thực tiễn cách mạng cũng như trong thực tiễn phát triển của khoa học. Chúng ta cần tiếp thu, bổ sung một cách có chọn lọc trên tinh thần phê phán và sáng tạo những thành tựu mới nhất về tư tưởng và khoa học để chủ nghĩa, học thuyết của chúng ta luôn luôn tươi mới, luôn luôn được tiếp thêm sinh lực mới, mang hơi thở của thời đại, không rơi vào xơ cứng, trì trệ, lạc hậu so với cuộc sống”.

 Hai làĐộc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn đúng đắn của dân tộc Việt Nam. Lịch sử nước ta nửa cuối thế kỷ 19 đến nay đã chứng minh. Các phong trào yêu nước từ “Cần Vương”, “Khởi nghĩa nông dân”, đến phong trào “Giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản dân tộc”,…đều thất bại, cách mạng Việt Nam lâm vào khủng hoảng về con đường giải phóng dân tộc. Trong hoàn cảnh đó, sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã hướng cách mạng Việt Nam đi theo đường cách mạng vô sản đã giải quết triệt để sự khủng hoảng trên đưa cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác từ đánh bại các bọn thực dân, đế quốc giành độc lập dân tộc đến xây dựng đất nước giàu, mạnh như ngày nay. Nói như thế để thấy, con đường cách mạng vô sản tiến bộ là phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể, CNXH là sự lựa chọn của lịch sử dân tộc Việt Nam. Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là sự lựa chọn đúng đắn của nhân dân. Nhân dân là cội nguồn sức mạnh, chủ thể quyết định vận mệnh của dân tộc và non sông đất nước. Đảng Cộng sản Việt Nam một lòng phụng sự Nhân dân, phụng sự Tổ quốc. Ngoài lợi ích của dân tộc, Nhân dân, Đảng không có lợi ích nào khác. Nhân dân một lòng theo Đảng. Lý tưởng cộng sản là sự lựa chọn của Nhân dân. Kiên định con đường đi lên CNXH là sự kiên định con đường thực tiễn mà nhân dân ta đang đi, kiên định mục tiêu thực hiện mà chúng ta đang hướng tới, là tiếp nối thành quả cách mạng của nhân dân ta và nâng lên tầm cao mới phù hợp với điều kiện lịch sử. Trong tiến trình cách mạng Việt Nam, Đảng ta tiếp tục lựa chọn con đường Bác Hồ, Nhân dân đã lựa chọn, kiên định CNXH mà tính đúng đắn, khoa học, cách mạng đã được thực tiễn chứng minh để xây dựng đất nước ta thực sự giàu mạnh, dân chủ, văn minh, nhân dân ta thực sự có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh trong bài viết của mình: “Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam, là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú, kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có CNXH và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc”.

Kiên định con đường đi lên CNXH là phù hợp với quy luật lịch sử chứ không phải là “đi vào vết xe đổ của Liên Xô” như sự xuyên tạc của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị. Chủ nghĩa xã hội hiện thực sau cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 không chỉ có ảnh hưởng quốc tế sâu rộng mà còn làm thay đổi tiến trình lịch sử thế giới trong suốt thế kỷ XX và cho đến tận ngày nay. Chủ nghĩa xã hội từ lý luận khoa học đã trở thành hiện thực sinh động; từ một nước XHCN trở thành hệ thống các nước XHCN trên thế giới, trở thành lực lượng cách mạng thúc đẩy nhân loại phát triển và phẩm giá con người trong lòng xã hội được thực thi… Liên Xô sụp đổ là sự kiện địa chính trị lớn nhất của thế kỷ XX làm đau đớn nhân loại tiến bộ, song nó phản ánh sự sai lầm về một mô hình khi đã xa rời những vấn đề mang tính nguyên tắc của CNXH. Điều đó cho thấy, những bước thăng trầm, quanh co, khúc khuỷu nhưng sự tất thắng của CNXH với tư cách là một học thuyết khoa học và cách mạng, một hình thái kinh tế - xã hội và với tư cách một chế độ xã hội mới đầy ưu việt mà nó vốn có, là sự kết tinh tất cả những thành tựu tinh hoa mà các hình thái kinh tế - xã hội trước đã tạo ra, trên con đường đấu tranh khẳng định sự tồn tại phù hợp quy luật của sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy con người.

Ba là: Việt Nam không cần và không thể chấp nhận đa đảng đối lập. Cơ sở lý luận cho việc thực hiện đa nguyên, đa đảng chính là chủ nghĩa đa nguyên - một trường phái triết học xã hội tư sản do nhà triết học Đức Chiristian Woiff (1679-1754) đề xuất vào đầu thế kỷ XVIII. Chủ nghĩa đa nguyên phủ định tính thống nhất của thế giới, cường điệu cái riêng; phủ nhận sự phân chia xã hội thành giai cấp, phủ nhận đấu tranh giai cấp; chủ trương xây dựng một cơ chế quản lý xã hội theo nguyên tắc đa lực lượng, đa đảng phái và các tổ chức đảng phái này quan hệ với nhau theo nguyên tắc hiệp thương. Qua đó ta thất là một học thuyết phi mácxít. Mặt khác, chúng ta thấy đảng là tổ chức chính trị mang bản chất giai cấp. Việc tồn tại nhiều đảng chính trị sẽ dẫn đến những mâu thuẫn, chia rẽ, thậm chí là sự đối kháng lẫn nhau, điều đó trạo sự mất ổn định về đường lối, thậm chí sẽ rơi vào tình trạng vô chính phủ và hỗn loạn. Việc chủ nghĩa tư bản tồn tại nhiều đảng phái khác nhau, về bề ngoài có vẻ là dân chủ những thực chất các đảng phái đó chỉ đại diện cho giai cấp tư sản cầm quyền mà thôi, còn số đông nhân dân lao động không có một đảng phái nào đại diện quyền lợi cho mình, nếu có thì bị cấm hoạt động, thậm chí bị đặt ngoài vòng pháp luật.

Như vậy, ta thấy nền dân chủ ở các nước phương tây là thứ dân chủ chỉ dành cho thiểu số, không triệt để ở mọi cấp độ và tính chất, vì chỉ trong tay bộ phận thiểu số là giai cấp tư sản chứ không phải quảng đại quần chúng nhân dân lao động. Họ nói, dân chủ là phải đa đảng nhưng thực tế lại không như vậy. Hãy nhìn sang một số nước tư bản hiện nay, nhất là nước Mỹ với sự tồn tại của 112 đảng, nhưng chỉ có hai đảng (Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà) thay nhau cầm quyền. Tuy bề ngoài là chế độ đa đảng đối lập, nhưng xét về bản chất chỉ là một đảng - đảng của giai cấp tư sản. Vì thế, dù Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hoà nắm quyền, cũng đều là đảng của giai cấp tư sản, đại diện cho lợi ích của giai cấp tư sản; dân chủ ở Mỹ không gì khác là nền dân chủ tư sản, nền dân chủ chỉ dành cho một bộ phận thiểu số, một số ít người trong xã hội. Điều này cũng dễ hiểu tại sao ở Mỹ, bên cạnh “một xã hội” với những người có cuộc sống xa hoa, hào nhoáng thì vẫn còn tồn tại “một xã hội” hoàn toàn khác hẳn, gồm hàng chục triệu người phải sống trong sự bất công, thất nghiệp, đói nghèo, bệnh tật, không có quyền dân chủ... Thậm chí ở Mỹ, người ta lầm tưởng là tổng thống do nhân dân Mỹ bầu nên, nhưng thực chất là do các Đại cử tri bầu nên. Điều này tạo nên 5 ứng viên tổng thống Mỹ thắng phiếu phổ thông (tức tỷ lệ người dân ủng hộ cao hơn) nhưng lại thất bại do không nhận đủ số phiếu Đại cử tri. Chính người Mỹ, Paul Mishler - Giáo sư trường Đại học bang Indiana đã chỉ rõ nguyên nhân của tình trạng này: Mọi đói nghèo, thất nghiệp, thất học,v.v.. đều do lỗi của hệ thống, lỗi từ chủ nghĩa tư bản Mỹ gây ra; nước Mỹ tự xưng là đa đảng nhưng thực chất chỉ là một đảng, đó là đảng của chủ nghĩa tư bản, dù là Đảng Cộng hoà hay Dân chủ .

Cũng từ thực tiễn lịch sử đã cho thấy, một điều hết sức đau xót đối với cách mạng thế giới, đó là sự đổ vỡ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xôviết và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu vào thập niên cuối của thế kỷ XX. Đặc biệt, ở Liên Xô, dưới tác động bởi những âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, cùng với sự “phản bội” của một số người trong Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, đứng đầu là M.Gorbachev đã đưa tới tại Đại hội bất thường của các đại biểu nhân dân ngày 15-3-1990, quyết định xoá bỏ Điều 6 Hiến pháp Liên Xô, hiến định về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Bắt đầu từ điểm mốc này, đã hình thành chế độ đa đảng ở Liên Xô, với sự ra đời của vô số các tổ chức, đảng phái chính trị, đối lập cạnh tranh vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô, để rồi đưa tới một kết cục bi thảm: Đảng Cộng sản Liên Xô mất quyền lãnh đạo đất nước, chế độ xã hội chủ nghĩa được xây dựng trong hơn 70 năm hoàn toàn sụp đổ vào tháng 8-1991. Chính bài học thực tiễn đau xót này chỉ ra rằng, nếu hiện nay Việt Nam chấp nhận đa nguyên, đa đảng thì kết cục chắc chắn sẽ không khác gì như Liên Xô trước đây.

Luận điểm “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”  của các thế lực thù địch mang nặng tính chất mị dân, hết sức nguy hiểm, bởi rất dễ gây nên sự ngộ nhận, nhất là đối với những người có nhận thức hạn chế. Từ đó, có thể gây nên sự mơ hồ, lẫn lộn, dẫn tới sự dao động về tư tưởng, hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng ta đối với cách mạng Việt Nam; gây nên sự phân tâm trong xã hội; làm suy giảm và mất dần niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cũng từ những luận điểm này, đã hướng đến việc xoá bỏ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thiết lập nền dân chủ tư sản; nguy cơ gây nên những khó khăn trong quá trình phát triển của xã hội Việt Nam, nhất là làm cho chính trị - xã hội mất ổn định, kinh tế suy giảm, văn hoá đạo đức xuống cấp, các mâu thuẫn và xung đột xã hội sẽ gia tăng, phá vỡ khối đoàn kết dân tộc... Từ đó, chắc chắn hậu quả đối với đất nước sẽ vô cùng lớn, chế độ xã hội chủ nghĩa sẽ đứng trước nguy cơ bị sụp đổ, thành quả cách mạng bao nhiêu năm có được sẽ tan vỡ; người dân không những không được dân chủ, mà xã hội cũng rơi vào rối loạn, khủng hoảng, trì trệ, không phát triển được.

Chúng ta đều biết rằng, dân chủ là phạm trù lịch sử, xuất hiện khi có nhà nước và mỗi nền dân chủ phải gắn với một nhà nước nhất định, được pháp luật quy định. Dân chủ tuỳ thuộc vào sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Về điều này, C.Mác đã chỉ rõ: “Quyền không bao giờ có thể ở một mức cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hoá của xã hội do chế độ kinh tế xã hội đó quyết định”. Trên thực tế, thể chế nhất nguyên một đảng lãnh đạo hoàn toàn không đồng nghĩa với mất dân chủ, kém phát triển và dân chủ, phát triển không đồng nghĩa với đa nguyên, đa đảng. Trên thế giới hiện nay, có không ít những nước đa đảng, nhưng vẫn mất dân chủ, vẫn là những nước nghèo, kém phát triển nhất; ngược lại, cũng có những nước chỉ một đảng lãnh đạo, nhưng dân chủ vẫn được bảo đảm, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống nhân dân sung túc. Điều đó minh chứng là: đa nguyên, đa đảng không phải là cứu cánh cho dân chủ và sự phát triển, đúng như đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Không phải có nhiều đảng thì dân chủ hơn, ít đảng thì ít dân chủ hơn”.

Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đã cho thấy, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đất nước là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử; là ý nguyện của nhân dân Việt Nam. Điều này được lịch sử minh chứng rõ ràng. Vượt lên trên tất cả những hạn chế về đường hướng, phương pháp của những phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, phong trào cách mạng vô sản ở Việt Nam đã hướng theo chủ nghĩa Mác - Lênin, do Nguyễn Ái Quốc truyền bá và phát triển mạnh mẽ. Đáp ứng đòi hỏi đó, trải qua quá trình được chuẩn bị chín muồi về chính trị, tư tưởng và tổ chức, ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và đã khẳng định lấy “chủ nghĩa Lênin làm cốt”. Đây là một tất yếu lịch sử và cũng từ đây, chấm dứt thời kỳ cách mạng Việt Nam khủng hoảng về đường lối, mở ra một thời đại mới cho lịch sử dân tộc.

Bốn là: Xây dựng CNXH ở nước ta không được nóng vội. Trong thời kỳ quá độ, các nhân tố XHCN được hình thành, xác lập và phát triển đan xen, cạnh tranh với các nhân tố phi XHCN, gồm cả các nhân tố tư bản chủ nghĩa trên một số lĩnh vực. Sự đan xen, cạnh tranh này càng phức tạp và quyết liệt trong điều kiện cơ chế thị trường và mở cửa, hội nhập quốc tế. Bên cạnh các mặt thành tựu, tích cực, sẽ luôn có những mặt tiêu cực, thách thức cần được xem xét một cách tỉnh táo và xử lý một cách kịp thời, hiệu quả. Đó là cuộc đấu tranh rất gay go, gian khổ, đòi hỏi phải có tầm nhìn mới, bản lĩnh mới và sức sáng tạo mới. Đi lên theo định hướng XHCN là một quá trình không ngừng củng cố, tăng cường, phát huy các nhân tố XHCN để các nhân tố đó ngày càng chi phối, áp đảo và chiến thắng. Với cách nhìn khoa học, biện chứng như vậy, không thể lấy hiện tượng, vấn đề cụ thể là những hạn chế tồn tại, thiếu sót, sơ hở trong đời sống xã hội để đánh đồng hiện tượng thành bản chất của CNXH, quy kết đó là kết quả đi theo con đường CNXH mang lại.

Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử đạt được trong hơn 35 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng là kết quả của công cuộc đổi mới, của quá trình CNH, HĐH, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN… Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; tiếp tục khẳng định con đường đi lên CNXH của chúng ta là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh chính trị của Đảng tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, lý luận dẫn dắt dân tộc ta vững vàng tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; là nền tảng để Đảng ta hoàn thiện đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới. Để cuối cùng “với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam có ý nghĩa quan trọng, góp phần củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng, giữ vững sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận xã hội, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, qua đó góp phần làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” các thế lực thù địch, phản động trong tình hình mới.

Nguyễn Sơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

“Đảng ta là đạo đức, là văn minh” - 90 năm nhìn lại

Lịch sử vẻ vang của Đảng 90 năm qua là lịch sử chiến đấu, hy sinh, thế hệ tiếp nối thế hệ của những người Cộng sản Viê...