Trong bức
tranh tổng thể chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch không từ bất
cứ thủ đoạn nào để thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”. Chúng cho rằng phá vỡ
sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng chính là mấu chốt để thực hiện thành công “diễn
biến hòa bình”. Do đó, thời gian qua chúng triển khai xuyên tạc
nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng.
Các luận điệu cho rằng “tập trung” và “dân chủ” là hai mặt đối lập nhau, không thể vừa có “tập trung” lại vừa có “dân chủ”. Do đó họ cho rằng nguyên tắc tập trung dân chủ là “không có thật”. Họ hướng lái rằng ở Liên Xô do áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ dẫn đến sự sụp đổ của Đảng cộng sản, từ đó dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên phạm vi toàn cầu. Họ kêu gọi xóa bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ càng sớm càng tốt để tránh đi theo vết xe đổ của Đảng cộng sản Liên Xô. Đây là lời “góp ý” khiến nhiều người thiếu hiểu biết lầm tưởng là “thiện chí, chân thành” để xây dựng Đảng cộng sản ngày càng vững mạnh hơn song thực thực chất, đây là kiểu chống phá ngụy trang nhằm xóa bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ, từ đó dẫn đến xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, xóa bỏ định hướng XHCN bởi vì nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc xương sống trong tổ chức chính đảng Mác xít.
Điều lệ Đảng quy định “Đảng cộng sản Việt Nam tổ chức
theo nguyên tắc tập trung dân chủ”. Sự khoa học, biện chứng và vô cùng cần thiết
của nguyên tắc này được Lênin chỉ ra và xây dựng trên cơ sở tiếp thu và phát
triển quan điểm của Mác-Ăngghen về xây dựng Đảng Mác xít từ những năm đầu thế kỷ
XX. Nó cũng đã chứng minh sức sống với tính đúng đắn trong thực tiễn hơn 100
năm qua.
Với quan điểm trên, các thế lực thù địch chưa hiểu được
bản chất hoặc cố tình hướng lái bản chất của nguyên tắc tập trung dân chủ. “Tập
trung” và “dân chủ” là hai mặt của nguyên tắc nhưng không đối lập nhau mà lại
có mối quan hệ biện chứng gắn bó với nhau, thống nhất với nhau trong một quá
trình tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam. “Dân chủ” trong Đảng là
tất cả đảng viên đều được tự do bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề trong
sinh hoạt đảng. “Tập trung” trong Đảng là sau khi đã bàn bạc, trao đổi, thảo luận
thì sẽ đi đến thống nhất về quan điểm, chủ trương trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ
chức thực hiện. “Tập trung” trên nền tảng “dân chủ” và “dân chủ” dưới sự chỉ đạo
của “tập trung”, là bản chất cốt lõi của tập trung và dân chủ.
Các đối tượng tinh vi hướng lái việc Đảng cộng sản Liên Xô sụp đổ
là do áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ. Họ cố tình không hiểu hoặc đưa ra
quan điểm để ru ngủ, mị dân. Họ bị “nhầm lẫn” giữa việc thực hiện nguyên tắc tập
trung dân chủ với xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ. Trên thực tế, Đảng cộng
cộng sản Liên Xô sụp đổ là do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân coi nhẹ
hoặc phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ (Theo bài viết đăng trên Tạp chí Cộng
sản, tháng 4 năm 1992 của GS, TS Nguyễn Phú Trọng, nay là Tổng Bí thư Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XIII). Trong Điều lệ Đảng (thông qua tại Đại hội
XXVIII của Đảng cộng sản Liên Xô) không hề nói đến nguyên tắc tập trung dân chủ,
mà chỉ nhấn mạnh vấn đề dân chủ hóa, đưa ra khẩu hiệu đa nguyên nguyên chính trị,
đa đảng đối lập, chấp nhận cho các tổ chức đối lập ra đời. Ngay lập tức hàng chục
đảng đối lập, hằng tram, hàng nghìn, hàng chục nghìn tổ chức chính trị-xã hội đối
lập được thành lập. Trong nội bộ Đảng cũng có sự phân hóa, chia rẽ, thậm chí
thành nhiều bè cánh đối chọi nhau.
Đến Đại hội Đại hội XXVIII của Đảng cũng có tới 24 cương lĩnh
khác nhau. Trên Báo Pravda (Cơ quan Trung ương Đảng lúc đó) đăng trên cùng một
trang hai bản dự thảo cương lĩnh đối lập-một của Trung ương Đảng, một của phái
dân chủ. Đồng thời với sự chia rẽ trong nội bộ Đảng và sự ra đời của hàng loạt
tổ chức đối lập, các nước Cộng hòa cũng lần lượt đòi ly khai, các dân tộc hiềm
khích, xung đột nhau, các tôn giáo trỗi dậy rất nhanh và rất mạnh. Kết cục là sự
thống nhất trong Đảng bị phá vỡ, kéo theo sự tan vỡ của khối thống nhất toàn
liên bang, đất nước ngày càng lún sâu vào rối loạn, khủng hoảng. Như vậy rõ
ràng là Đảng cộng sản Liên Xô không có sự “tập trung” và để “dân chủ” theo chiều
hướng dân chủ quá trớn, dân chủ tự do, dân chủ vô hạn độ…Do đó, có thể khẳng định,
Đảng cộng sản Liên Xô sụp đổ là do một trong những nguyên nhân là xa rời nguyên
tắc tập trung dân chủ.
Bên cạnh đó, các đối tượng thù địch cho rằng, việc mất tập trung
dân chủ ở Việt Nam là do duy trì chế độ “độc đảng”, từ đó chúng kêu gọi muốn xã
hội có dân chủ thì phải “đa nguyên” về chính trị. Đây là âm mưu nằm trong Chiến
lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phản động nhằm xóa bỏ vai
trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, hình thành các “tổ chức dân sự” để chi
phối, điều khiển hệ thống chính trị ở Việt Nam theo ý đồ của chúng.
Các thế lực thù địch “khuyên” chúng ta thực hiện
đa đảng thì sẽ được dân chủ hơn, đất nước sẽ phát triển hơn, đời sống Nhân dân
sẽ được tốt đẹp hơn. Có một số ít người trong chúng ta ngộ nhận và cũng hy vọng
đất nước sẽ phát triển hơn nếu Việt Nam thực hiện đa đảng. Điều chắc chắn rằng
sẽ không phải như vậy, không phải như các thế lực thù địch tô vẽ ra và như viễn
cảnh hi vọng của một số người. Bởi vì: đa nguyên chính trị là một thế giới
quan mô tả sự đa diện của các thế lực xã hội mà đóng vai trò trong cộng đồng
chính trị. Trong thể chế đa nguyên, quyền lực được phân chia cân bằng, chứ
không tập trung vào một nhóm và những quyết định liên quan đến toàn xã hội phải
được thương lượng giữa các nhóm đưa đến thỏa hiệp (Theo Từ điển bách khoa toàn
thư). Tuy nhiên, trên thực tế, ở các nước Tư bản phương Tây quyền lực thực sự
chỉ thuộc về giai cấp tư sản, thuộc về một nhóm người chiếm tỷ lệ rất ít trong
xã hội. Ví dụ ở Mỹ, hiện nay có hằng trăm đảng phái khác nhau tồn tại hằng trăm
năm nay nhưng trên thực tế chỉ có 2 đảng thay nhau cầm quyền. Đó là Đảng Cộng
hòa và Đảng Dân chủ song thực chất đó chỉ là “một đảng” duy nhất, đó là đảng của
giai cấp tư sản, là nền dân chủ của giai cấp tư sản, không phải là dân chủ của
đa số, không thể hiện quyền lực thực sự thuộc về Nhân dân. Hay ở Anh, cũng tồn
tại rất nhiều đảng phái khác nhau song từ sau Thế chiến II quyền lực thực sự chỉ
là ở Công Đảng (Đảng Lao động) và Đảng Bảo thủ, đều là đảng của giai cấp tư sản,
đại diện quyền lợi của giai cấp tư sản. Thực chất đa đảng đối lập trong xã hội
tư bản chỉ nhằm mục tiêu duy nhất là bảo đảm quyền lực cho giai cấp tư sản. Như
vậy, các nước Tư bản phương Tây không thể coi là “đa nguyên” chính trị mà đó
cũng chỉ là “nhất nguyên” chính trị, tức là một thể chế chính trị phục vụ lợi
ích của một giai cấp duy nhất đó là giai cấp tư sản.
Như vậy, bản chất của nguyên tắc tập trung dân chủ là sự thống
nhất, kết
hợp hài hoà, chặt
chẽ giữa hai mặt tập trung và dân chủ trong mối quan hệ
hữu cơ, biện chứng
với nhau. Dân chủ là điều kiện, là tiền đề của tập trung,
cũng như tập
trung là cái bảo đảm cho dân chủ được thực hiện. Tuyệt đối
hoá một mặt nào
đều có thể dẫn đến những sai lầm nguy hiểm có hại đến sự
lãnh đạo và sức
mạnh của Đảng. Nguyên tắc tập trung dân chủ chính là điều
kiện bảo đảm
cho tổ chức đảng cố kết về mặt tổ chức, thống nhất ý chí,
thống nhất hành
động, đồng thời phát huy sáng kiến và tính tích cực sáng
tạo của mọi tổ
chức đảng và đảng viên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét