Công tác đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực với phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể
người đó là ai” của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết
quả, làm cho niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo Đảng ngày càng vững chắc.
Nhân
dân tin yêu ví von công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực là “chất thép” để
công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng ngày càng vững chắc.
Trong tác phẩm kinh điển “Sửa đổi
lề lối làm việc” tháng 10 năm 1947 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lần đầu tiên Người
đề cấp đến công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng;
yêu cầu từng tổ chức đảng, từng cán bộ, đảng viên phải sửa đổi từ tư tưởng đến
hành động, bảo đảm thích ứng với yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới. Đặc
biệt, Hồ Chí Minh chỉ rõ, khi Đảng cầm quyền, cán bộ, đảng viên nắm các chức
vụ trong bộ máy chính quyền nhà nước đã nảy sinh những căn bệnh như: chủ quan,
hẹp hòi, ba hoa, khai hội, tham lam, lười biếng, thiếu kỷ luật …
Những căn bệnh đó
đều có nguồn gốc từ “Chủ nghĩa cá nhân là như một thứ vi trùng rất độc, do nó
mà sinh ra các thứ bệnh rất nguy hiểm”(2); “Do cá nhân chủ nghĩa mà ngại gian
khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa. Họ tham danh trục lợi ,
thích địa vị quyền hành. Họ tự cao, tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần
chúng, độc đoán, chuyên quyền. Họ xa rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh
quan liêu, mệnh lệnh”(3). Do vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra “phải
kiên quyết quét
sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng
tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật. Phải đi sâu đi sát
thực tế, gần gũi quần chúng, thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể
của nhân dân”(4). Năm 1950, Bác Hồ có làm việc với đồng chí Trần Đăng Ninh khi
Người quyết định bác đơn xin tha tội chết của tử tù Trần Dụ Châu, nguyên Cục
trưởng Cục quân nhu can tội “Biển thủ công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại công cuộc
kháng chiến” thì Người dứt khoát: “Một cái ung nhọt, dẫu có đau cũng phải cắt bỏ, không để nó lây
lan, nguy hiểm”; “Với loài sâu mọt đục khoét nhân dân cũng thế, nếu phải giết
đi một con sâu mà cứu được cả rừng cây thì việc đó là cần thiết, hơn nữa còn là
một việc làm nhân đạo”(5).
Bản Di chúc thiêng liêng – tài sản
vô giá Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quqan người luôn đau đáu: “Đảng
ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức
cách mạng, thật sự cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta
thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành
của nhân dân”. Lời huấn thị vô cùng sâu sắc, đầy tính nhân văn của Người đã trở
thành nền tảng tư tưởng và là cơ sở để Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới, xây
dựng và chỉnh đốn, làm trong sạch nội bộ, giữ vững niềm tin và lòng kính trọng
đối với nhân dân. Đồng thời, đề ra chủ trương, đường lối đúng đắn, nâng cao
năng lực lãnh đạo, vị thế cầm quyền của Đảng để thực hiện khát vọng phát triển,
đổi mới, sáng tạo, sớm đưa nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao,
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ khi thành lập, nhất là khi tiến
hành đổi mới, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực luôn được Đảng quan
tâm. Tại hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (20 – 25/01/1994)
đã chỉ rõ 4 nguy cơ thách thức vai trò lãnh đạo của
Đảng, đe doạ đến sự tồn vong của chế độ: “nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế;
nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội; âm
mưu và hành động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch”(6).
Hiện nay, với tinh thần thẳng thắn, nhìn thẳng vào sự thật, Đảng ta tiếp tục chỉ
rõ “bước vào giai đoạn phát triển mới, đất nước ta tiếp tục phải đối mặt với
nhiều khó khăn, thách thức, bốn nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra vẫn đang hiện hữu, có
mặt còn gay gắt hơn”(7).
Sau khi Đảng ta triển khai thực hiện
mô hình “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, trong Đảng và xã
hội đã bộc lộ nhiều mặt trái đáng báo động thách thức vai trò, uy tín lãnh đạo
của Đảng. Do vậy, Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII đã ban hành Nghị quyết
số 10-NQ/TW, ngày 02/02/1999, “Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong
công tác xây dựng Đảng hiện nay”. Đảng ta đã thẳng thắn chỉ ra “trong Đảng
bộc lộ sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, tình trạng tham nhũng, quan liêu,
lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng phát triển nghiêm trọng
hơn”. Do vậy, toàn Đảng đã tiến hành cuộc vận động xây dựng,
chỉnh đốn Đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình kỷ niệm 30 nǎm thực hiện Di
chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (02/9/1969- 02/9/1999) và kỷ niệm 70 nǎm thành lập
Đảng (03/2/1930 - 03/2/2000).
Tiếp tục trong
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng nêu rõ: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng
tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn
chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với sự phân hóa giàu
nghèo và sự yếu kém trong quản lý, điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành làm giảm
lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của
đất nước”(8)
Trong hơn 10 năm
gần đây, liên
tiếp 3 Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI, XII, XIII) Ban Chấp hành Trung ương đều bàn và ban hành những nghị quyết, kết luận, quy định
hết sức quan trọng; lần sau sâu sắc, toàn diện, quyết liệt và cụ thể, rõ ràng
hơn so với lần trước. Tại Hội nghị Trung ương 4 (khoá XI), mới chỉ tập trung
bàn và ra Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng”
thì đến Hội nghị Trung ương (khoá XII) đã có sự bổ sung, đổi mới rất căn bản về
phạm vi và nội dung, bao gồm toàn bộ các vấn đề về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; nhận diện,
ngăn chặn, đẩy lùi 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối
sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ; Đảng ta đã đánh giá cơ bản, đúng gốc
rễ các vấn đề về xây dựng Đảng. Xác định xây dựng và chỉnh đốn đảng là nhiệm vụ
then chốt để phát triển đất nước chứ không riêng vấn đề của nội bộ của đảng cầm
quyền.
Tiếp đến tại Hội
nghị Trung ương 4 (khóa XIII) đã ban hành Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 “Về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết
ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và Quy định số 37-QĐ/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp
hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm. Đây là những
dấu mốc quan trọng khẳng định Đảng ta luôn kiên định, kiên quyết và tập trung
trí tuệ, tâm sức cho công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị
trong sạch, vững mạnh là then chốt. Trong đó đặc biệt chú trọng “tăng cường
công tác kiểm tra, giá sát, kỷ luật Đảng; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực; xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm”(9).
Kết quả, trong giai đoạn 2013 - 2020, cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra các cấp đã thi hành
kỷ luật hơn 131 nghìn đảng viên. Riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, đã
thi hành kỷ luật hơn 87 nghìn cán bộ, đảng viên, trong đó, có trên 3.200 đảng
viên bị kỷ luật liên quan đến tham nhũng; đã thi hành kỷ luật hơn 110 cán bộ
thuộc diện Trung ương quản lý (27 Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Uỷ viên Trung
ương Đảng, 4 Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, hơn 30 sĩ quan
cấp tướng trong lực lượng vũ trang). Các cơ quan tố tụng trong cả nước đã khởi
tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm hơn 11.700 vụ án tham nhũng, chức vụ,
kinh tế, trong đó có 1.900 vụ án tham nhũng, với gần 4.400 bị cáo. Riêng Ban Chỉ
đạo phòng, chống tham nhũng đã đưa vào theo dõi, chỉ đạo hơn 800 vụ án, vụ việc
ở 3 cấp độ, trong đó trực tiếp theo dõi, chỉ đạo 133 vụ án, 94 vụ việc tham
nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, đã đưa ra xét xử
sơ thẩm 86 vụ án, 814 bị cáo, trong đó có 18 cán bộ diện Trung ương quản lý bị
xử lý hình sự (1 Uỷ viên Bộ Chính trị, 7 Uỷ viên, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng,
4 bộ trưởng, nguyên bộ trưởng, 7 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang...)
Những số liệu trên minh chứng rõ nét nhất quyết tâm phòng chống tham nhũng,
tiêu cực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng mà Đảng ta đang quyết liệt,
quyết tâm, kiên trì triển khai thực hiện.
“Tham nhũng là
“khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực, là một trong những nguy cơ đe doạ sự tồn
vong của chế độ ta. Thời đại nào, chế độ nào, quốc gia nào cũng có, không thể
xoá tận gốc tham nhũng trong một thời gian ngắn. “Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là “chống giặc nội xâm”, là nhiệm vụ
quan trọng, thường xuyên, lâu dài; phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục,
“không ngừng”, “không nghỉ”. Luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phần
tử xấu về cuộc chiến phòng chống tham nhũng, tiêu cực là vô căn cứ. Mọi cán bộ,
đảng viên và quần chúng nhân dân phải cảnh giác, đấu tranh với những âm mưu, hoạt
động của các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng đấu tranh phòng, chống tham
nhũng để kích động, chia rẽ, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta; phá hoại
“khát vọng tự lực, tự cường” phát triển vươn lên mạnh mẽ trở thành quốc gia
phát triển vào năm 2045 của dân tộc Việt Nam./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét