26/2/20

Tại sao các vị lại buồn, khi đất nước phát triển?

Ngày 10-02, Cơ quan đại diện thương mại Mỹ (USTR) có thông báo chính quyền Hoa Kỳ đã thu hẹp danh sách nội bộ các nước đang phát triển và kém phát triển nhất để giảm ngưỡng kích hoạt các cuộc điều tra của chính quyền Tổng thống Donald Trump, về việc: liệu những quốc gia này có gây tổn hại tới các ngành công nghiệp của Mỹ với việc trợ cấp xuất khẩu công bằng hay không? Danh sách các nước bị Mỹ xóa bỏ ưu đãi đặc biệt, gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Albania, Argentina, Armenia, Brazil, Bulgaria, Hong Kong (Trung Quốc), Colombia, Costa Rica, Gruzia, Indonesia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Malaysia, Moldova, Montenegro, Bắc Macedonia, Romania, Singapore, Nam Phi, Hàn Quốc, Thái Lan và Ukraina.
Như vậy, Washington dự định sẽ đối xử với Việt Nam như một trong các quốc gia phát triển và sẽ không còn được hưởng chính sách ưu đãi của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Ngay sau đó, lợi dụng internet, mạng xã hội, nhiều tổ chức, cá nhân, đối tượng phản động, cơ hội, chống đối chính trị trong và ngoài nước “tát nước theo mưa” phát tán nhiều tin, bài xuyên tạc cho rằng: “có thể Mỹ dựa vào các phát ngôn ngạo nghễ của lãnh đạo để loại Việt Nam ra khỏi danh sách những nước đang phát triển trên thế giới. Cái giá của sự ngaọ nghễ nó không hề rẻ chút nào”. Bởi lẽ, “những nước phát triển sẽ không nhận được viện trợ, cứu trợ từ Mỹ qua các chính sách: nông nghiệp, ngư nghiệp, y tế, giáo dục, thiên tai, hoặc không được hưởng các khoản thuế ưu đãi...”.
Đó là quyết định của phía Hoa Kỳ không chỉ với Việt Nam mà còn một số nước nói trên. Các nước đó cũng vì lãnh đạo phát biểu “ngạo nghễ” hay sao? Cần nhìn vào thực chất, kinh tế đất nước ta những năm gần đây có sự phát triển  tốt, đạt được thành tựu đáng tự hào, là điểm sáng của thế giới. Nhưng họ cố tình không nhìn thấy, không thừa nhận mà ra sức chê bai Đảng, Nhà nước ta lãnh đạo, quản lý đất nước kém hiệu quả. Cái lý của Hoa Kỳ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước đang phát triển vì thực lực nền kinh tế nước ta, chứ không phải “phát ngôn ngạo nghễ” của lãnh đạo nước ta như họ cố tình gán ghép. Đối với Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với sự nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, trở thành một trong những điểm sáng của khu vực và thế giới. Việc chính quyền Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước được hưởng quy chế ưu đãi với quốc gia đang phát triển trong Luật Chống trợ cấp của Hoa Kỳ là vì chính quyền của Tổng thống Trump đã đánh giá Việt Nam có nền tảng, lực lượng, quy mô nền kinh tế không ngừng được tăng lên.
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), GDP theo danh nghĩa của hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ năm 2018, Việt Nam đứng thứ 46 thế giới, thứ 14 châu Á và thứ 6 khu vực Đông Nam Á; năm 2019, Việt Nam được xếp thứ 8 trong số các nền kinh tế tốt nhất thế giới để đầu tư. Nếu như, năm 1986 (năm bắt đầu sự nghiệp đổi mới) quy mô nền kinh tế nước ta mới đạt gần 26,88 tỷ USD, tăng trưởng GDP đạt 3,4% thì đến năm 2019, quy mô nền kinh tế đạt hơn 262 tỷ USD, tăng trưởng GDP đạt 7,02%. Đời sống người dân không ngừng được cải thiện, GDP bình quân đầu người (USD/năm) liên tục tăng, đến nay đã đạt 2.786 USD/người/năm.
Trong khi quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thời gian qua tiếp tục phát triển rất tốt đẹp. Kim ngạch thương mại 2 chiều đạt gần 76 tỷ USD trong năm 2019, tăng 25% so với năm 2018. Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam là một trong những thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Hoa Kỳ. Vì vậy, Mỹ dùng hàng rào kỹ thuật để làm cho những ưu đãi mà Việt Nam được hưởng sẽ bị mất đi bằng cách Mỹ loại Việt Nam khỏi danh sách quốc gia đang phát triển. Như thế, nước Mỹ sẽ có nhiều lợi ích kinh tế hơn. Trong quan hệ quốc tế, các quốc gia đều đặt lợi ích của mình lên trên hết, nhất là nước Mỹ dưới thời Tổng thống Trump. Thực tế đã chứng minh điều đó. Việt Nam tuy bị ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế và duy trì sự ổn định của các hoạt động giao thương khi Mỹ dùng hàng rào kỹ thuật nói trên, nhưng ở chừng mực nào đó động thái của Tổng thống Trump là sức ép thúc đẩy nước ta phải nỗ lực hơn nữa để gia nhập thị trường một cách công bằng, không cần tới các ưu tiên, ưu đãi.
Qua đó cho thấy, chuyện ngược đời là đất nước ta càng hòa bình, ổn định, kinh tế phát triển thì các nhà “yêu nước”, “dân chủ”, “trí thức” lại buồn. Vì họ đâu muốn Việt Nam phát triển./.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

“Đảng ta là đạo đức, là văn minh” - 90 năm nhìn lại

Lịch sử vẻ vang của Đảng 90 năm qua là lịch sử chiến đấu, hy sinh, thế hệ tiếp nối thế hệ của những người Cộng sản Viê...