30/3/21

ĐẤU TRANH VỚI QUAN ĐIỂM PHỦ NHẬN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được Đảng ta xác định là “mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”[1]. Tuy nhiên, xác định kinh tế là một trong những mũi nhọn chống phá nước ta trong chiến lược DBHB, các thế lực thù địch ra sức tuyên truyền phủ nhận mô hình kinh tế tổng quát của Việt Nam.


Chúng cho rằng phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là sai lầm, là “mình Ngô đầu Sở”; đã là kinh tế thị trường không có định hướng xã hội chủ nghĩa; kinh tế thị trường là tự do, hãy để nó hoạt động tự do… Tuy nhiên, thực tế kết quả phát triển kinh tế - xã hội từ năm 1986 đến nay, đặc biệt giai đoạn từ năm 2015 đến 2020 đã khẳng định tính đúng đắn, ưu việt của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đập tan liệu điệu phản động của các thế lực thù địch.

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết XII và cơ đồ đất nước sau 35 năm đổi mới, Đảng ta khẳng định: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển; kinh tế vĩ mô ổn định, vững chắc hơn, các cân đối của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức khá cao; quy mô và tiềm lực nền kinh tế tăng lên, chất lượng tăng trưởng được cải thiện”[1]. Minh chứng cho khẳng định này:Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) giai đoạn 2016 - 2019 đạt khá cao, ở mức bình quân 6,8%/năm. Mặc dù năm 2020 kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, thiên tai, bão lụt nghiêm trọng ở miền Trung nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2016 - 2020 đạt khoảng 6%/năm và thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới”[2]. Năng suất lao động thời gian qua cũng được cải thiện rõ nét, cụ thể: “đến năm 2020 tăng gần 1,5 lần so với năm 2015, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 5,9%/năm, cao hơn giai đoạn 2011 - 2015 (4,3%/năm) và vượt mục tiêu đề ra (5%/năm). Mức đóng góp của năng suất các nhân tô" tổng hợp (TFP) tăng cao, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 45,7%/năm, vượt mục tiêu đặt ra (30 - 35%/năm)[3].

Phát triển kinh tế trong bối cảnh chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đòi hỏi nền kinh tế phải có sức cạnh tranh cao. Đối với nước ta: “Năm 2019, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam tăng rất nhanh (10 bậc) so với năm 2018, xếp 67/141 nền kinh tế, trong khi đó giai đoạn 2015 - 2017, GCI tăng rất chậm, năm 2017 chỉ tăng 1 bậc so với năm 2015. Vị trí xếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu của Việt Nam tăng từ thứ 90/189 quốc gia, vùng lãnh thổ năm 2016 lên thứ 70/190 quốc gia, vùng lãnh thổ năm 2019”[4].

Nếu như khoa học – công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, được phản ánh qua chỉ số đổi mới sáng tạo thì theo báo cáo về xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII): “năm 2019 của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), GII của Việt Nam năm 2019 đứng ở vị trí thứ 42/129 quốc gia/nền kinh tế, tăng 3 bậc so vối năm 2018 và 17 bậc so với năm 2016; năm 2020 tiếp tục duy trì ở vị trí 42/131 quốic gia/nền kinh tế, đứng thứ 3 khu vực ASEAN và dẫn đầu nhóm 29 quốc gia/nền kinh tế có cùng mức thu nhập[5]

Xét về lý luận, tiêu chí phản ánh sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất là: Sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên; trình độ của người lao động và khoa học công nghệ phát triển; người lao động hăng hái, phấn khởi tham gia lao động sản xuất; xã hội ổn định… Đối chiếu các tiêu chí này với những số liệu đánh giá và thống kê tiêu biểu trên cùng với nhận định của Đảng: niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ hội chủ nghĩa được “củng cố, nâng cao”[6],  giúp ta khẳng định tính đúng đắn của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng sáng tạo học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc của cả hệ thống chính trị và toàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.


[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1, tr.59

[2] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 2, tr.8

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 2, tr.18

[4] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 2, tr.29

[5] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 2, tr.37

[6] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1, tr.20


[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1, tr.128

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

“Đảng ta là đạo đức, là văn minh” - 90 năm nhìn lại

Lịch sử vẻ vang của Đảng 90 năm qua là lịch sử chiến đấu, hy sinh, thế hệ tiếp nối thế hệ của những người Cộng sản Viê...