Ngày 28/2/2021 ghi nhận một ngày đen tối của lịch sử Myanmar khi 18 người chết và hàng chục người bị thương trong cuộc đụng độ giữa chính quyền quân sự và những người phản đối. Các cuộc tuần hành, biểu tình không dừng lại ở các hành động ôn hoà mà bắt đầu phát sinh thành các hoạt động bạo lực.
Ban đầu, các cuộc tuần hành, biểu tình diễn ra trong ôn hoà nhưng một số phần tử quá khích đã tấn công lực lượng quân đội khiến quân đội đáp trả bằng hành động bạo lực dẫn đến hậu quả nói trên. Chính quyền quân sự Myanmar đã sử dụng “vũ khí nóng” để duy trì quyền lực trong khi những người phản đối đã không thể giữ được sự bình tĩnh. Có thể thấy tình hình bất ổn của Myanmar sẽ còn kéo dài khi hoà bình, quyền của người dân được bảo đảm bằng những họng súng. Bạo lực, bất ổn, chết chóc đó là điều người dân Myanmar không muốn nhưng họ lại bị kéo vào vòng xoáy tranh giành quyền lực.
Trước đó, ngày 25/2 Tổng thống Joe Biden đã ra lệnh cuộc không kích các tòa nhà nằm ở vùng biên giới giữa Syria và Iraq. Các quan chức cấp cao của Mỹ cho rằng cuộc tấn công này nhằm đáp trả những vụ tấn công gần đây xảy ra với quân đội Mỹ tại Iraq, cũng như để ngăn chặn các nguy cơ an ninh đang đe dọa quân nhân Mỹ và quân nhân của liên minh do Mỹ chỉ huy tại đó. Việc sử dụng vũ lực tại Syria khiến cho những quốc gia ủng hộ trong cuộc đua của nước Mỹ vào Hội đồng nhân quyền bị “việt vị”. Cuộc chiến của Mỹ tại Trung Đông đã kéo dài gần 10 năm nhưng vẫn chưa thu được kết quả như Tổng thống Mỹ mong muốn. Những giá trị “dân chủ” mà nước Mỹ truyền bá bằng vũ khí, đạn dược tại Trung Đông dần bộc lộ những nhược điểm cố hữu của giá trị nhân quyền trên họng súng.
Thực tiễn tình hình tại Trung Đông, Syria hay tại Myanmar cho thấy: giá trị dân chủ, nhân quyền không thể đảm bảo bằng súng đạn và bạo lực. Đó cũng là lời cảnh tỉnh cho người dân Việt Nam trước những lời kích động tuần hành, bạo động của những kẻ chà đạp lên lợi ích của dân tộc. Những kẻ vi phạm pháp luật nghiêm trọng được một nhóm cực hữu nước ngoài ca ngợi như Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Dũng, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Phạm Đoan Trang hay những người được ca tụng là “tù nhân lương tâm” như Lê Đình Lượng, Nguyễn Văn Hoá, Nguyễn Năng Tĩnh, Hoàng Đức Bình, Trần Huỳnh Duy Thức. Những người kêu gọi bạo động, đi ngược lại lợi ích của dân tộc nhưng luôn được gán mác là “những người đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền”? Sớm hay muộn những kẻ đưa Tổ quốc ra trước họng súng sẽ bị trừng trị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét