5/3/21

Đỗ Ngà – kẻ vô sỉ, bán nước hại dân

Đỗ Ngà là kẻ phản động lưu vong thường xuyên có những bài viết xuyên tạc bóp méo tình hình chính trị xã hội ở Việt Nam nhằm chống phá Đảng và sự nghiệp đổi mới của dân tộc ta. 


Mặc dù, liên tục bị đấu tranh bác bỏ chỉ ra tính vô lý, suy diễn, phản khoa học, thế nhưng, với bản chất vô sỉ, vừa qua, Y lại viết bài “Không cải cách thể chế thì đừng mong đến sự đột phá nào” đăng trên trang mạng Bureau CTM Media – Âu Châu. Y cho rằng trong Đảng không sử dụng người tài, do vậy để người tài phục vụ đất nước cần thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam. Đây là luận điệu xuyên tạc trắng trợn về công tác tổ chức cán bộ của Đảng nhằm hạ thấp uy tín của Đảng.

Chúng ta biết rằng, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài là một truyền thống tốt đẹp của Dân tộc Việt Nam và từ khi lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới việc bồi dưỡng và sử dụng nhân tài để phục vụ cho dân, cho nước. Thật lố bịch, khi Đỗ Ngà cho rằng: “không thiếu người giỏi để quản trị quốc gia tốt. Tuy nhiên, ĐCS (Đảng cộng sản) không muốn dùng những tài năng đó vì sợ họ sẽ làm lu mờ hình ảnh người đảng viên từ đó vị trí của ĐCS không còn nữa” (!).  Nếu chịu khó tìm hiểu Đỗ Ngà sẽ thấy: Năm 1945, chỉ sau hai tháng lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài Nhân tài và kiến quốc, thể hiện Đảng và chính phủ Việt Nam mong muốn trong đồng bào ta ai có tài năng thì hãy tham gia cống hiến cho đất nước. Một năm sau, (ngày 20/11/1946) cũng trên báo Cứu quốc, Người đăng bài Tìm người tài đức. Yêu cầu, các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được những việc ích nước lợi dân, thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết.”

Do có quan điểm đúng đắn về trọng dụng nhân tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ đã sớm tìm kiếm, thu hút được những “người tài đức” cho cách mạng, động viên họ mang hết sức mình phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Bất kể người đó là người trong Đảng hay ngoài Đảng, kể cả quan chức trong chính quyền cũ, điển hình như Huỳnh Thúc Kháng, Phan Kế Toại, Bùi Bằng Đoàn… Một số trí thức nổi tiếng có tài và đức, có học vị, đang có thu nhập cao ở nước ngoài nhưng vẫn tình nguyện trở về nước tham gia bảo vệ và kiến thiết đất nước. Tiêu biểu là kỹ sư Trần Đại Nghĩa, giáo sư toán học Lê Văn Thiêm, nhà nông học Lương Định Của, tiến sỹ y khoa Đặng Văn Ngữ, giáo sư Phạm Huy Thông, bác sỹ Trần Hữu Tước, bác sỹ Nguyễn Khắc Viện, giáo sư Tạ Quang Bửu, giáo sư Tôn Thất Tùng, giáo sư Hồ Đắc Di, giáo sư Hoàng Minh Giám …

Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nước Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng quan tâm xây dựng và hoàn thiện chính sách về công tác cán bộ. Văn kiện Đại hội X của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: “Phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng người có đức, có tài; tạo bước chuyển căn bản trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài; xây dựng chiến lược quốc gia về nhân tài; coi đó là giải pháp quan trọng trong thực hiện chiến lược cán bộ”; Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI về xây dựng Đảng nêu chủ trương rất mới và đúng đắn trong việc lựa chọn, bố trí người tài, đức vào các vị trí lãnh đạo; Văn kiện Đại hội XII  nhấn mạnh: “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”… Cùng với đó, Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản về công tác cán bộ như, Quy định số: 89-QĐ/TW về “Khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp”; Quy định số: 90-QĐ/TW về “Tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý”; Quy định số: 105-QĐ/TW về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; Chỉ thị số 35-CT/TW về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng… Hệ thống các văn bản về công tác cán bộ nêu trên cho thấy quyết tâm chính trị to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong công tác cán bộ; góp phần lựa chọn cán bộ và thu hút người có đức, tài vào hệ thống chính trị của Việt Nam. Chính nhờ làm tốt công tác cán bộ cho nên đất nước ta mới có được cơ đồ, tiềm lực vị thế và uy tín như ngày hôm nay.

Thực tế đó chứng minh, những gì Đỗ Ngà viết ra chỉ là sự bịa đặt suy diễn chủ quan, định kiến sai lầm, xuyên tạc bóp méo sự thật; thể hiện bản chất vô sỉ, phản động hại dân, hại nước của Y. Dù có xảo biện thế nào Đỗ Ngà cũng không thể lung lạc được niềm tin son sắt mà nhân dân Việt Nam đã và đang giành cho Đảng Cộng sản Việt nam. Yêu nước, thương nòi đó là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Sống ở trên đời lấy đạo đức, nhân nghĩa làm gốc. Là người có học làm những việc ích nước lợi dân, để tiếng thơm muôn đời là lẽ thường. Thế nhưng, có những kẻ như Đỗ Ngà, tổ tiên dòng tộc là người Việt Nam, bản thân Y cũng được học hành tử tế nhưng Y lại đi uốn lưỡi, khom lưng, bám theo các thế lực phản động, làm những việc hại dân hại nước; gây ô nhục tới tổ tiên dòng dõi. Hành động của Y sẽ bị người đời phỉ nhổ và y cũng sẽ phải trả giá như những kẻ bán nước hại dân khác./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

“Đảng ta là đạo đức, là văn minh” - 90 năm nhìn lại

Lịch sử vẻ vang của Đảng 90 năm qua là lịch sử chiến đấu, hy sinh, thế hệ tiếp nối thế hệ của những người Cộng sản Viê...