29/3/21

ĐẤU TRANH LÀM THẤT BẠI ÂM MƯU XUYÊN TẠC VỀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Không từ bỏ âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược diễn biến hòa bình, thúc đẩy tự diễn biến, tự chuyển hóa trong cán bộ, đảng viên và mỗi người dân Việt Nam.


Mục đích chính yếu của chiến lược DBHB là tập trung vào làm giảm sút uy tín, tiến tới xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng, vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với xã hội, lật đổ chính quyền nhân dân, tách rời sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang thông qua luận điệu “phi chính trị hóa quân đội” và cuối cùng là xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa thay thế bằng chế độ tư bản chủ nghĩa. Để đạt được mục đích này, các thế lực thù địch sử dụng nhiều chiêu bài, thủ đoạn, trong đó chúng hướng vào xuyên tạc chủ tịch Hồ Chí Minh bằng cách xuyên tạc tiểu sử, sự nghiệp, tư tưởng của Người,vu khống, dựng chuyện, ngụy tạo tài liệu, phủ định các sự kiện, quan điểm khoa học đúng đắn về Hồ Chí Minh… Tuy nhiên âm mưu đó là không thể bởi tất cả những luận điệu của chúng đều ẩn giấu mưu đồ chính trị vàkhông có sơ sở khoa học.

Đại hội đồng UNESCO họp năm 1990 quyết định công nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc và Danh nhân văn hóa. Nghị quyết UNESCO khẳng định: "sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình". Quyết định và khẳng định này dựa trên nhiều căn cứ vững chắc, trong đó có những ghi nhận khách quan của nhân loại tiến bộ và của chính phía đối lập.

Trong mắt bạn bè thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh là hình ảnh thu nhỏ của đất nước Việt Nam và nhắc đến Việt Nam cũng chính là nhắc đến Người và ngược lại nhắc đến Người là nhớ đến Việt Nam – một Việt Nam giản dị nhưng ẩn chứa sức mạnh và nghị lực phi thường. Sau khi làm việc với Chủ tịch Đảng Hồ Chí Minh Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Anh Giôn Gô-lan có nhận xét rằng: "Được gặp gỡ và nói chuyện với đồng chí Hồ Chí Minh là một ấn tượng không thể nào quên được. Đây là một con người vĩ đại nhưng không bao giờ tỏ ra mình là một con người vĩ đại. Mặc dầu có những trọng trách phải gánh vác, Người vẫn thân ái, nhiệt tình và sôi nổi làm cho bạn cảm thấy thoải mái"[1]. Chính phong cách giản dị và gần gũi đó lại làm nên phong cách riêng vô cùng đặc biệt,  của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nói về điều này, nhà báo Mỹ David Stamp đã từng nhận xét: "Ở ông Hồ, tính giản dị là một sức mạnh. Ở địa vị càng cao thì ông lại càng giản dị và trong sạch. Ông không cố tìm kiếm cho mình những trang sức về quyền lực bởi ông tự tin ở chính mình và ở mối quan hệ giữa ông với nhân dân và lịch sử".

Hồ Chí Minh là hình ảnh sống về đạo đức cách mạng. Nói về sự khiêm tốn, giản dị chân thành của Người, cố Tổng thống Chile Xanvado Agiende đã phát biểu : "Đằng sau vẻ bề ngoài mềm mỏng của Ông là một tinh thần quật cường, dũng cảm, bất khuất… Lúc đầu người phương Tây chỉ cười bộ quần áo của Ông, xong rồi nhiều người nhận rõ rằng bộ quần áo đặc biệt của Ông chứng tỏ cho dù bất cứ ở đâu, giữa những người thượng lưu hay giữa đám đông quần chúng, không bao giờ Ông quên mình là người trong quần chúng của đất nước Việt Nam yêu quý của mình… Nếu ai muốn tìm một từ có thể tóm gọn tất cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì đó là một sự hết sức giản dị và hết sức khiêm tốn của Ông[2].

Trong lễ kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Hồ Chí Minh, Tiến sĩ Medagat Ahmed-Giám đốc Unesco khu vực châu Á - Thái  Bình Dương phát biểu:  “Chỉ có nhân vật trong lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay khi còn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một trong số đó. Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là một người giải phóng cho tổ quốc và nhân dân bị đô hộ mà còn là một người hiền triết hiện đại đã mang lại viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng  khỏi trái đất này”.


Nhân kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2020), đã có rất nhiều tòa soạn đăng bài ngợi ca Người. Trên tờ Tribune-diplomatique-internationale xuất bản ở Algeria với tiêu đề "Sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Không có gì quý hơn độc lập và tự do", tác giả La-ráp khẳng định rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã chiến đấu chống thực dân, nạn mù chữ và nhân quyền bằng rất nhiều vũ khí, ngay cả bằng các tác phẩm sắc sảo của mình, được coi là hiện thân và biểu tượng của cuộc đấu tranh lâu dài của người dân Việt Nam. Lịch sử của Việt Nam đương đại gắn liền với cuộc sống của Người. Cả dân tộc Algeria đều biết và không quên Người; Tác giả F.C đăng trên trang mạng Algerie360 với tiêu đề "Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh" nhấn mạnh rằng, với quyết tâm thực hiện niềm tin "Việt Nam là một và dân tộc là một", chủ nghĩa yêu nước của Người đã giúp dân tộc Việt Nam chiến thắng trước sự xâm lược của đế quốc Mỹ. Người dân Việt Nam anh hùng đã bảo vệ nguyên tắc thiêng liêng cho tất cả mọi người trên trái đất, được tóm tắt bởi Hồ Chí Minh trong câu nói: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do".

Tầm tư tưởng trí tuệ, bản lĩnh khí phách của Người và đạo đức cao thượng, cùng với phong cách ứng xử thấm đẫm tình người, mang cốt cách của Người, cốt cách “giản dị - lão thực - hiền minh” (Phạm Văn Đồng) của bậc minh triết đã làm cho những đối thủ, những kẻ thù của Người, của cả dân tộc Việt Nam cũng phải nhận ra sự thật về sức mạnh Việt Nam mà Hồ Chí Minh là biểu tượng, là sự kết tinh giá trị truyền thống và hiện đại, là sự thăng hoa của lịch sử trong thời đại mang tên Người - thời đại Hồ Chí Minh. Tướng Pháp Valluy, đối phương hồi đầu Cách mạng Tháng Tám viết, "Bác Hồ có sức quyến rũ ngay từ mới thoạt nhìn". Một Tư lệnh Hải quân Pháp sau khi tiếp xúc với Bác Hồ trong 3 tuần thì kết luận rằng, nhà lãnh đạo Việt Nam là "một người thông minh, lôi cuốn, một nhà lý tưởng say mê cống hiến cho sự nghiệp mà ông theo đuổi, một con người tin tưởng chân thành vào các khẩu hiệu chính trị xã hội của thời đại".Theo Lacouture, Hồ Chí Minh được Paris thích, "không những cái Paris của ông (khu thợ thuyền và ngoại ô), mà cả cái thế giới mà suốt đời ông chống lại, cái Paris của giai cấp thống trị Pháp"…

          Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa, nhưng Người đã để lại cho nhân dân Việt Nam tư tưởng và tấm gương mẫu mực về người Cộng sản. Cùng với Chủ nghĩa Mác – Lênin, tưởng của Người trở thành nền tảng tư tưởng cho cách mạng Việt Nam. Tư tưởng đó “được xây dựng trên nền tảng rất vững chắc và cơ sở chính của tư tưởng Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng… Nó có giá trị rất bền vững”, đã và đang gieo mầm cho sự sống, và là nguồn cổ vũ đời đời bất diệt". Mặc dùkhông ai phủ nhận được điều này, song hiện nay, thực hiện âm mưu chiến lược DBHB, các thế lực thù địch cùng bọn bồi bút đang ráo riết tiến hành nhiều hoạt động xuyên tạc chủ tịch Hồ Chí Minh. Âm mưu, thủ đoạn đó là vô vọng bởi cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai, nhân loại vẫn hướng về Người – Một trong những tượng đài, biểu tượng bất diệt cho khát vọng, hòa bình, ấm no và hạnh phúc. Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh thì sống mãi và như lưu bútcủa Bí thư Đảng cộng sản Liên bang Nga D. T. Novikov khi đến thăm nơi ở của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Hồ Chí Minh sẽ còn ở lại mãi mãi trong lòng những chiến sĩ đấu tranh cho công lý, tự do và độc lập của dân tộc mình như là một trong những người kế tục vĩ đại và kiên cường nhất con đường của Các Mác và Lê-nin".

                                                                                                        B.Đ.A


[1]Báo Quân đội nhân dân – 15/11/1969

[2] Trích phát biểu của Tổng thống Chi Lê Xanvađo Agienđê trên báo dân tộc của Ấn Độ ngày 05/09/1969.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

“Đảng ta là đạo đức, là văn minh” - 90 năm nhìn lại

Lịch sử vẻ vang của Đảng 90 năm qua là lịch sử chiến đấu, hy sinh, thế hệ tiếp nối thế hệ của những người Cộng sản Viê...