4/3/21

Sự “lẩm cẩm” có dụng ý xấu

Như thông lệ hàng năm, cứ đến dịp 17/2 - kỷ niệm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (17/02/1979), trên mạng xã hội của những đám dân chủ lại diễn điệp khúc xuyên tạc sự thật.


Điển hình là câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng và trang Bauxite Việt Nam tung ra “tuyên bố”, cùng các bài viết công kích chính quyền “lãng quên” sự kiện, không đưa vào sách sử cuộc chiến này, đòi chính quyền thể hiện “lập trường”, phải “thoát Trung”, phải tô đậm cuộc chiến trong sử sách, phải công nhận cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc là cuộc chiến chống xâm lược của quân Trung Quốc, đòi phải ghi nhận và vinh danh các liệt sĩ hy sinh vì chiến tranh biên giới, v.v. Mục đích của họ đều hướng tới kích động tâm lý bất mãn, bài xích chế độ vì đã không “thoát Trung, bài Tàu, thân Mỹ”.

          Những vấn đề nêu trên của đám Zận dân chủ là sự “lẩm cẩm” có dụng ý xấu. Bởi, sự thực là: trong sách giáo khoa lịch sử hiện hành (bản in năm 2018 của NXB Giáo dục Việt Nam), lịch sử cuộc chiến đấu  bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc được trình bày ở cuốn Lịch sử 12, tại mục II “Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1975 - 1979)” của Bài 25 “Xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1986)”. Ở mục này, lịch sử cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc được đề cập cụ thể như sau: “Bảo vệ biên giới phía Bắc: Hành động thù địch chống Việt Nam của tập đoàn Pôn Pốt được một số nhà lãnh đạo Trung Quốc lúc đó đồng tình ủng hộ. Họ còn có những hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị của nhân dân hai nước như cho quân khiêu khích dọc biên giới, dựng nên sự kiện “nạn kiều”, cắt viện trợ, rút chuyên gia. Nghiêm trọng hơn, sáng 17/02/1979, quân đội Trung Quốc huy động 32 sư đoàn mở cuộc tấn công dọc biên giới nước ta từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu). Để bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc, quân dân ta, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đã đứng lên chiến đấu. Đến ngày 18/3/1979, quân Trung Quốc rút khỏi nước ta”.

          Còn trên lĩnh vực truyền thông, báo chí, phát ngôn,… Nhà nước ta vẫn gọi cuộc chiến tranh biên giới của Trung Quốc là chiến tranh xâm lược chứ có gọi tên gì khác đâu. Và trong thực hiện công tác chính sách, mọi thương binh, liệt sĩ đều được vinh danh, hưởng chế độ như thương binh, liệt sĩ trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ chứ có phân biệt đâu.

          Tre Việt xin nhắc các Zận dân chủ rằng: Nhân dân Việt Nam không quên cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Người dân Việt Nam không quên các cuộc xâm lược, nhưng cũng không muốn sa lầy trong chiến tranh hoặc bị biến thành con tốt thí của nước ngoài. Lập trường, quan điểm đối ngoại của Việt Nam là rất rõ ràng: “Việt Nam không bao giờ liên minh với một nước khác để chống lại nước thứ ba”. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế nhằm “phục vụ mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”. Vậy nên, các Zận dân chủ đừng giả “lẩm cẩm” để xuyên tạc sai sự thật, hòng kích động chống phá và coi thường ước vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

“Đảng ta là đạo đức, là văn minh” - 90 năm nhìn lại

Lịch sử vẻ vang của Đảng 90 năm qua là lịch sử chiến đấu, hy sinh, thế hệ tiếp nối thế hệ của những người Cộng sản Viê...